Soạn bài Ôn tập giữa học kì 1 lớp 5 tiết 2




Soạn bài Ôn tập giữa học kì 1 lớp 5 tiết 2 trang 95, 96 SGK sẽ giúp các em học sinh nhớ lại nhiều kiến thức viết chính tả cùng bài luyện viết phía cuối tăng ghi nhớ kĩ năng chính tả lên mức phản xạ cho các em học sinh.

soan bai on tap giua hoc ki 1 lop 5 tiet 2 rs650 soan bai on tap giua hoc ki 1 lop 5 tiet 2 rs650

Bạn Đang Xem: Soạn bài Ôn tập giữa học kì 1 lớp 5 tiết 2

Mục tiêu tài liệu

– Ôn tập lại cho các em học sinh những bài đọc dài suốt thời gian đầu học kì 1.

– Nhắc lại các lý thuyết về âm, vần, thanh trong câu, từ và ghi nhớ tạo phản xạ viết tốt hơn.

Kiến thức cần nhớ

I. Quy tắc viết c/k, g/gh, ng/ngh

Ghi nhớ bảng sau:

Âm đầu Đứng trước i, ê, e Đứng trước các âm còn lại
Âm “cờ” Viết là k Viết là c
Âm “gờ” Viết là gh Viết là g
Âm “ngờ” Viết là ngh Viết là ng

1. Âm “cờ”

Khi đứng trước “i, e, ê” thì viết là k

Ví dụ: kỉ niệm, thước kẻ, kể chuyện, mẹ kế, bút kí, đố kị, bánh kẹo, kêu tên,….

Khi đứng trước các âm còn lại thì viết là c

Ví dụ: con gà, cô gái, cổng trời, cuối cùng, cậu mợ,….

2. Âm “gờ”

Khi đứng trước “i, ê, e” thì viết là gh

Ví dụ: ghi nhớ, ghê gớm, cái ghe, ghé sát tai, ghì chặt,….

Khi đứng trước các âm còn lại thì viết là g

Ví dụ: con gà, gào thét, gồ ghề, gầm gừ, gánh chịu,….

3. Âm “ngờ”

Khi đứng trước “i, ê, e” thì viết là ngh

Ví dụ: nghỉ ngơi, lắng nghe, nghèo khó, nghi ngờ,…

Khi đứng trước các âm còn lại thì viết là ng

Ví dụ: ngày tháng, ngây thơ, ngao ngán, ngớ ngẩn,…

II. Cấu tạo phần vần

Xem Thêm : Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe đã đọc trang 48

Mô hình sơ đồ cấu tạo

Nhận xét

– Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính.
– Ngoài âm chính, một số vần còn có thêm âm cuối (trạng, làng,..), âm đệm (nguyên, khoa,…).
– Các âm đệm được ghi bằng các chữ cái o, u
– Có những vần có đủ cả âm đệm, âm chính và âm cuối (nguyên, nguyễn, nguyện)

Lưu ý

Bộ phận quan trọng không thể thiếu trong tiếng là âm chính và thanh. Có tiếng chỉ có âm chính và thanh.

Ví dụ: A! Mẹ đã về; U về rồi! Ê lại đây chú bé!

III. Quy tắc đánh dấu thanh

Dấu thanh đặt ở âm chính (dấu nặng đặt bên dưới, các dấu khác đặt trên)

Ví dụ: cáo, khuyến, lệnh, nguyện, nguyền,….

1. Quy tắc đánh dấu thanh các tiếng có chứa ia/iê

Trong tiếng có chứa ia (không có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi ia – chữ i.

VD: nghĩa, mía, tía, lìa, bịa,…

Trong tiếng có chứa iê (có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi iê – chữ ê.

VD: chiến, tiến, diện, tiễn, tiền, khiển,…

2. Quy tắc đánh dấu thanh các tiếng có chứa ua/uô

Trong tiếng có chứa ua (tiếng không có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái đầu của âm chính ua – chữ u.

VD: múa, của, lụa,….

Trong tiếng có chứa (tiếng có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của âm chính – chữ ô

VD: cuốc, muốn, muội, muỗi,…

3. Quy tắc đánh dấu thanh các tiếng có chứa ưa/ươ

Trong tiếng có chứa ưa (không có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái đầu của âm chính ưa – chữ ư

VD: mưa, thửa, tựa, chữa, dứa, dừa,….

Xem Thêm : Luyện từ và câu: Luyện tập về động từ trang 106

Trong tiếng có chứa ươ (có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của âm ươ – chữ ơ

VD: nước, dược, lược, sưởi,….

4. Quy tắc đánh dấu thanh với những tiếng có vần yê/ya

– Trong những tiếng có âm đệm và không có  âm cuối, nguyên âm đôi được viết là ya. Tiếng Việt chỉ có 4 từ có chứa ya, trong đó 3 từ là từ mượn, tất cả đều không có dấu thanh: khuya, pơ-luya, xanh – tuya, phéc – mơ – tuya
– Trong những tiếng có âm đệm và có âm cuối, nguyên âm đôi được viết là : truyền thuyết, huyện, yến. Dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính – chữ ê

IV. Cách viết những từ có chứa âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ng

1. Cách viết những tiếng có chứa âm đầu n/l

Chú ý phân biệt các tiếng có chứa âm đầu n/l

Con la – quả na, lẻ loi – nứt nẻ, lo lắng – ăn no, lo sợ – no nê,….

2. Cách viết những tiếng có chứa âm cuối là n hoặc ng

Chú ý phân biệt các tiếng có chứa âm cuối là n hoặc ng

Lan man – mang vác, khai man – con mang, vần thơ – vầng trăng, buôn làng – buông màn,….

Hướng dẫn giải bài tập SGK

Câu 1 (trang 95 sgk Tiếng Việt 5): Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Hướng dẫn trả lời

Học sinh tự học.

Câu 2 (trang 95 sgk Tiếng Việt 5) Nghe – viết:

Nỗi niềm giữ nước giữ rừng

Tôi biết tờ giấy tôi đang viết và cuốn sách này làm bằng bột nứa, nột gỗ của rừng. Ngồi trong lòng đò ngược sông Đà, nhìn lên nhiều đám cháy nghĩ mà giận người đốt rừng. Chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách.

Tôi còn biết rừng cầm trịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà. Mỗi năm lũ to kéo về như dòng nước mắt đỏ lừ của rừng, những người chủ chân chính của đất nước lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước giữ rừng.

Theo Nguyễn Tuân

Hướng dẫn trả lời

Các em học sinh chú ý lắng nghe và viết bài đúng theo nội dung được nghe đọc. Chú ý các âm, vần cùng nguyên tắc dấu thanh được nhắc lại trong phần lý thuyết phía trên.

***

Soạn bài Ôn tập giữa học kì 1 lớp 5 tiết 2 trang 95, 96 SGK giúp các em ôn tập và rèn luyện nhiều hơn về các nguyên âm đôi, các nguyên âm khó từ cách đọc chuyển sang viết, vì vậy bố mẹ, thầy cô chú ý rèn cho các em nhiều hơn để những ghi nhớ về âm, vần, thanh trở thành phản xạ tự nhiên.

Nguồn: https://truonghuynhngochue.edu.vn
Danh mục: Soạn Văn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button