Soạn bài Mở rộng vốn từ Nhân hậu – Đoàn kết lớp 4 trang 34




Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nhân hậu – Đoàn kết lớp 4 trang 34 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 được Đọc tài liệu tổng hợp lại chi tiết phần kiến thức cần ghi nhớ, cùng gợi ý trả lời các câu hỏi về thành ngữ, tục ngữ về Nhân hậu – Đoàn kết để các em học sinh tham khảo.

mo rong von tu nhan hau doan ket lop 4 trang 33 rs650 mo rong von tu nhan hau doan ket lop 4 trang 33 rs650

Bạn Đang Xem: Soạn bài Mở rộng vốn từ Nhân hậu – Đoàn kết lớp 4 trang 34

Kiến thức cần nhớ

1. Mở rộng vốn từ

– Một số từ ngữ thuộc chủ điểm nhân hậu: Lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, xót thương, đau xót, tha thứ, độ lượng, bao dung
– Một số từ thuộc chủ điểm đoàn kết: Cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chở
– Nghĩa của từ nhân trong một số trường hợp:

+ Tiếng nhân có nghĩa là người: nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài
+ Tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người: nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ

2. Các thành ngữ, tục ngữ về lòng nhân hậu – đoàn kết

– Ở hiền gặp lành
– Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
– Hiền như đất
– Lành như bụt

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Câu 1 (trang 33 sgk Tiếng Việt 4): Tìm các từ :

a) Chứa tiếng ” hiền”
b) Chứa tiếng “ác”

Gợi ý trả lời

a) Chứa tiếng “hiền”: hiền từ, hiền hậu, hiền lương, hiền khô, hiền lành, hiền nhân, hiền triết, hiền tài, hiền thục, hiền minh, hiền sĩ, hiền dịu, dịu hiền

Xem Thêm : Soạn bài kể chuyện lớp 3 Ai có lỗi

b) Chứa tiếng “ác”: ác bá, ác đức , ác nhân, ác chiến, ác độc, ác hại, ác hiểm, ác khẩu, ác liệt, ác miệng, ác ôn,…

Câu 2 (trang 33 sgk Tiếng Việt 4): Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng: nhân ái, tàn ác, đè nén, áp bức, hiền hậu, chia rẽ, cưu mang, che chở, phúc hậu, hung ác, độc ác, đôn hậu, đùm bọc, trung hậu, nhân từ, tàn bạo.

Gợi ý trả lời

+
Nhân hậu Nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, nhân từ Tàn ác, hung ác, độc ác, tàn bạo
Đoàn kết Cưu mang, che chở, đùm bọc Đèn nén, áp bức, chia rẽ

Câu 3 (trang 33 sgk Tiếng Việt 4): Em hãy chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn (đất, cọp, bụt, chị em gái) điền vào ô trống để hoàn chỉnh các thành ngữ dưới đây ?

a) Hiền như…
b) Lành như…
c) Dữ như….
d) Thương nhau như…..

Gợi ý trả lời

Hoàn thành các thành ngữ, tục ngữ về lòng nhân hậu như sau:

a) Hiền như bụt (đất)
b) Lành như đất (bụt)
c) Dữ như cọp
d) Thương nhau như chị em ruột

Câu 4 (trang 34 sgk Tiếng Việt 4): Em hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ về nhân hậu – đoàn kết dưới đây như thế nào ?

a) Môi hở răng lạnh.
b) Máu chảy ruột mềm.
c) Nhường cơm sẻ áo.
d) Lá lành đùm lá rách.

Gợi ý trả lời

Xem Thêm : Tập làm văn: Luyện tập làm đơn trang 59-60

Giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ về lòng nhân hậu – đoàn kết:

a) Môi hở răng lạnh

– Nghĩa đen: Môi và răng là hai bộ phận trong miệng người. Vì môi che cho răng nên môi hở thì răng sẽ lạnh.
– Nghĩa bóng: Những người gần gũi, ruột rà phải đùm bọc, che chở nhau. Một người yếu kém thì những người khác cũng bị ảnh hưởng lây.

b) Máu chảy ruột mềm

– Nghĩa đen: Máu chảy thì đau đến ruột gan.
– Nghĩa bóng: Một người thân bị nạn thì những người thân khác đều đau xót.

c) Nhường cơm sẻ áo

– Nghĩa đen: Chia sớt cơm áo cho nhau.
– Nghĩa bóng: Giúp đỡ san sẻ cho nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.

d) Lá lành đùm lá rách

– Nghĩa đen: Dùng lá lành bọc lá rách cho kín, khỏi hở.
– Nghĩa bóng: Người khỏe mạnh, may mắn, giàu có giúp đỡ cho người đau yếu, bất hạnh, nghèo khổ

***

Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nhân hậu – Đoàn kết lớp 4 trang 34 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 được chia sẻ chi tiết từ lý thuyết với luyện tập, hi vọng các em sẽ có bài học bổ ích về vốn từ vựng chủ đề nhân văn này.

Nguồn: https://truonghuynhngochue.edu.vn
Danh mục: Soạn Văn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button