Soạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc lớp 5 tuần 20




Soạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 19 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 tuần 20 được biên soạn giúp các em học sinh nhớ lại các kiến thức cần thiết để kể một câu chuyện và gợi ý kể câu chuyện theo chủ đề trong SGK.

soan bai ke chuyen da nghe da doc lop 5 tuan 20 rs650 soan bai ke chuyen da nghe da doc lop 5 tuan 20 rs650

Bạn Đang Xem: Soạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc lớp 5 tuần 20

Mục tiêu tài liệu

– Ôn tập lại những kiến thức về cách dẫn chuyện, kể chuyện.

– Nhắc lại nội dung các câu chuyện mà SGK gợi ý.

– Nắm được nội dung chính, ý nghĩa của việc sống tuân thủ pháp luật, sống theo nếp sống văn minh.

Kiến thức cần nhớ

Trình tự trình bày bài kể chuyện

– Giới thiệu câu chuyện em định sẽ kể cho thầy cô và các bạn.

– Kể lại diễn biến của câu chuyện: Kể rõ trình tự các sự kiện xảy ra, hành động của nhân vật trong truyện; chú ý nhấn mạnh những chi tiết liên quan tới việc sống và làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh

– Rút ra bài học về ý nghĩa của sống tuân thủ pháp luật, sống văn minh từ câu chuyện đó.

Gợi ý trả lời bài tập SGK

Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.

Gợi ý làm bài

1. Thế nào là sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh ?

a) Thực hiện đúng quy định của pháp luật, quy ước của cộng đồng, ví dụ: anh cảnh vệ Lý Phúc Nha hỏi giấy tờ của Bác Hồ (Bảo vệ như thế là rất tốt – Tiếng Việt 2, tập hai); thiếu nhi giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng, chấp hành luật lệ giao thông.

b) Yêu chuộng công lí, đấu tranh thực hiện công lí, ví dụ: nhân vật Mồ Côi xử kiện, đem lại sự công bằng cho người dân (Mồ Côi xử kiện – Tiếng Việt 3, tập một).

Xem Thêm : Soạn bài Luyện từ và câu lớp 4: Luyện tập về câu kể Ai là gì? trang 78

c) Đấu tranh chống vi phạm pháp luật, ví dụ: nhân vật chú bé gác rừng đã phát hiện, ngăn chặn hành vi phá rừng cùa kẻ xấu (Người gác rừng tí hon – Tiếng việt 5, tập một); thiếu nhi tham gia bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử – văn hoá, bảo vệ môi trường.

2. Cách kể chuyện:

– Giới thiệu câu chuyện:

+ Nêu tên câu chuyện.

+ Nêu tên nhân vật.

– Kể diễn biến của câu chuyện, nhấn mạnh vào các suy nghĩ, hành động của nhân vật thể hiện ý thức sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.

3. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.

Có thể tham khảo một số bài kể chuyện sau:

(1)

Đường phố buổi sáng vào giờ cao điểm, người đông như nước chảy. Xe đạp nối đuôi nhau không ngớt. Xe máy bấm còi inh ỏi. Môt chiếc xe ca đi đón khách, người phụ xe đập tay vào thành xe ầm ầm để xin đường khiến dòng người dạt về hai phía.

Môt thanh niên đi xe đạp, đèo hai két bia đang giơ tay xin đường rẽ trái. Bỗng “uỳnh” môt tiếng, anh học sinh lách vôi, và phải bánh sau làm xe chở bia đổ nhào.

“Xoảng…xoảng”, két bia rơi xuống mặt đường. Nước bia trào ra tung tóe. Mảnh chai nhọn sắc vương vãi ra mặt đường. Hai người và xe kéo co nhau mãi một hồi rồi cũng nâng xe lên vỉa hè. Dòng người vẫn đi, chẳng ai để ý đến đoạn đường đầy mảnh chai. Họ chỉ né tránh cho bánh xe không chạm vào các mảnh vỡ.

– Ôi dào, để thế mà đi được!

– Một bà cụ bán nước ở vỉa hè thốt lên. Cụ đăm đắm nhìn đám mảnh chai trên đường, vẻ ái ngại.

Xem Thêm : Soạn bài Kể chuyện: Đôi cánh của Ngựa Trắng lớp 4 trang 106

Một lúc sau, bà cụ quay vào trong nhà cầm chổi và hót rác. Tấm lưng còng của cụ chậm rãi đi xuống lòng đường, đến chỗ mảnh chai vương vãi. Cụ ngồi xuống, lấy chổi quét gom lại, gạt mảnh chai vào hót rác. Chợt bên kia đường có tiếng la:

– Thằng Nhẫn đâu, ra giúp bà một tay đi chứ!

Một cậu bé ở trần, mặc quần đùi chừng mười tuổi chạy ra. Cậu đỡ bà cụ đứng lên, dìu cụ vào vỉa hè. Đoạn, cậu quay trở lại bê hót rác chứa mảnh chai xuống cuối phố, đổ vào thùng rác công cộng.

Tất cả những chuyện ấy, em đứng trước cửa nhà được nhìn thấy từ đầu đến cuối. Bỗng một câu hỏi tự nhiên hiện lên trong óc em: “Sao mình không nhanh chân cùng ra giúp bà cụ làm việc ấy nhỉ?”

(2)

Cầu ông Chính

Ngày nào đi học, chúng em cũng đi qua chiếc cầu gỗ bắc qua ngòi Thia. Ngòi Thia chỉ rộng độ 15 mét, sâu hơn 2 mét, nhưng về mùa lũ nước cuồn cuộn đục ngầu.

Tháng 9 năm 2000, mưa to, lũ lụt lớn. Chiếc cầu gỗ bắc qua ngòi Thia, chỉ một đêm bị lũ cuốn gần như hết sạch các mảnh ván gỗ và lan can trên cầu.

Sáng thứ hai hôm ấy, mưa đã tạnh, nước ngòi dâng đầy cuốn băng băng. Cầu đã bị trôi hết ván. Hàng mấy chục học sinh tiểu học thôn Hạ và xóm Chùa đứng ngơ ngác nhìn ngòi, nhìn cầu. Bước vào năm học mới được hai tuần, thế là bọn chúng em phải quay trở về nhà.

Bác Chính sĩ quan công binh về hưu, là Hội trưởng Hội cựu chiến binh xã Hồng Phong đã ra tay làm sống lại cây cầu. Bác đã vận động thanh niên và các cán bộ về hưu toàn xã đốn mấy chục cây bạch đàn to, dài trong vườn bác tập kết tại chân cầu. Mấy tay thợ mộc xóm Chùa được điều động đến giúp bác một tay. Mọi thứ vật liệu khác như đinh, móc sắt, dây thép và dây cáp chằng cầu bác đều tự bỏ tiền ra mua sắm. Là kĩ sư công binh thời chiến tranh, nên mọi khâu kĩ thuật bác đảm đương hết. Các cô giáo trường tiểu học xã phục vụ nước uống và cơm trưa. Đến nửa đêm, cây cầu bắc qua ngòi Thia đã hoàn thành. Năm đó, em là học sinh lớp Một.

Đến nay, chiếc cầu đã trải qua năm năm trời sương gió nắng mưa, được thử thách qua ba cơn lũ lớn. Xe kéo công nông vẫn qua lại bình thường. Ủy ban xã trả bác Chính 5 triệu đồng gọi là tiền gỗ bạch đàn, nhưng bác Chính nói là chiếc cầu tình nghĩa có là bao!

Từ đấy đến nay, chiếc cầu bắc qua ngòi Thia từ làng Hạ, xóm Chùa đi sang làng Thượng, làng Trung của quê em, bà con gọi một cách thân mật là cầu Ông Chính.

***

Soạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 19 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 tuần 20 hi vọng giúp được các em có một bài học hữu ích. Chúc các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.

Nguồn: https://truonghuynhngochue.edu.vn
Danh mục: Soạn Văn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button