Phủ định là gì? Vai trò của phủ định biện chứng. Tìm hiểu về câu phủ định




Cùng Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tìm hiểu phủ định là gì? Phủ định biện chứng là gì, và vai trò của phủ định biện chứng đối với sự phát triển,…

Phủ định là gì?

Phủ định là sự xóa bỏ hoặc thay thế sự tồn tại của sự vật, sự việc này bằng sự vật, sự việc khác, sự phủ định này có thể tạo ra sự phát triển hoặc không.

Bạn Đang Xem: Phủ định là gì? Vai trò của phủ định biện chứng. Tìm hiểu về câu phủ định

Trong khi đó, trong triết học, phủ định là một phép biện chứng, dùng để chỉ sự phủ định đồng thời phải tạo ra những điều kiện, tiền đề phát triển của sự vật.

Ví dụ: Quá trình từ khi mới xuất hiện nụ hoa, sau đó nụ hoa dần phát triển và thụ tinh thành quả. Khi đó, việc xuất hiện quả là sự phủ định biện chứng đối với bông hoa, nhưng chính quá trình chuyển hóa từ hình thái bông hoa thanh quả lại là một quá trình đương nhiên, giúp giống loài đó tiếp tục phát triển và tồn tại trong tự nhiên.

Phủ định biện chứng là gì?

Phủ định biện chứng là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định, tự thân sự phát triển và là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời của một sự vật mới, cái mới tiến bộ hơn sự vật cũ.

Khi có sự phủ định thì sẽ là phá hủy những cái cũ, không tạo tiền đề cho sự tiến lên và lực lượng phủ định được đưa từ ngoài vào kết cấu của sự vật, tức là sự tự phủ định, là sự phủ định tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo và cho những cái mới ra đời để thay thế cho cái cũ.

Vai trò của phủ định biện chứng đối với sự phát triển

Phủ định biện chứng là tiền đề cho sự phát triển của sự vật và tạo điều kiện cho sự vật phát triển và phù hợp với điều kiện thực tế. Bởi lẽ phủ định biện chứng là phủ định của chính bản thân sự vật đó – xuất phát từ nhu cầu tất yếu của sự phát triển. Đồng thời, quá trình này vừa giúp sự vật chuyển hóa kế thừa được những yếu tố của sự vật bị chuyển hóa, cần thiết cho sự phát triển của nó, tạo ra khả năng phát huy mới của các nhân tố cũ; lại đồng thời khắc phục, lọc bỏ, vượt qua được những hạn chế của sự vật cũ, nhờ đó sự vật tiếp tục tồn tại và phát triển ở trình độ cao hơn.

Ví dụ: Quả dưa hấu thời nguyên thủy có vỏ dày, cùi ít, không ngọt và không mọng nước. Qua hàng trăm năm phát triển, bản thân giống loài này cũng có những sự thay đổi về mã gien, từ đó, cho ra loại dưa hấu ở hiện đại: ít hạt, mọng nước, cùi mỏng,….

Đặc trưng của phủ định biện chứng

Tính khách quan

Bởi lẽ sự phủ định này là sự “tự thân phủ định”, tức là chính bản thân sự vật phủ định sự tồn tại của nó để có thể tồn tại, phát triển của sự vật.

Tính chất kế thừa

Khi sự vật tự thân phủ định, chúng không hề biến mất mà chỉ là tồn tại, phát triển dưới một hình thái khác, phù hợp hơn, phát triển hơn so với ban đầu. Các tính chất cũ vẫn được lưu giữ trong hình thái mới, và sự vật đó sẽ tiếp tục xuất hiện trong vòng lặp của sự phát triển đó nhưng đã được loại bỏ những yếu tố đã lỗi thời, lạc hậu, cản trở sự phát triển của cái mới ở cái cũ, đồng thời giữ lại và cải biến những yếu tố tích cực cho phù hợp với cái mới từ cái cũ.

Là sự “phủ định của phủ định”

+ Trong quá trình phủ định biện chứng của sự vật, tồn tại hàng loại những “phủ định của phủ định”  của những sự vật, sự việc nối tiếp nhau và được lặp đi lặp lại một cách liên tục trong quá trình vận động, phát triển của sự vật.

Ví dụ, quá trình vận động, phát triển của xã hội loài người: xã hội chiếm hữu nô lệ ra đời là sự phủ định đối với xã hội nguyên thuỷ, đến lượt nó lại bị xã hội phong kiến phủ định,…

+ Quá trình phủ định biện chứng gây nên hiện tượng phát triển của sự vật, hiện tượng theo chu kỳ “ xoáy ốc”. Chúng là sự lặp lại hình thái ban đầu của mỗi chu kỳ phát triển nhưng trên một cơ sở cao hơn qua hai lần phủ định cơ bản.

Ví dụ: quá trình vận động, phát triển của xã hội loài người lần lượt phát triển qua những thời kì khác nhau: từ xã hội nguyên thủy, đến xã hội chiếm hữu nô lệ, rồi xã hội phong kiến, tiếp đến là chủ nghĩa tư bản và cuối cùng là chủ nghĩa xã hội. Chúng đều là các hình thái của sự phát triển, quản lý xã hội, nhưng theo từng thời kì thì trình độ phát triển của từng chế độ lại tinh vi, hoàn thiện hơn.

Câu phủ định là gì?

Câu phủ định là trong câu đó có các từ ngữ phủ định ví dụ như không phải, chẳng phải, không, chẳng, chả…đây là đặc điểm nhận dạng trong các câu rất dễ nhận thấy. Câu phủ định còn phủ nhận các hành động, trạng thái, tính chất đối tượng trong câu.

Ví dụ: Tôi không làm bài tập; Cô ấy không phải em tôi.

Chức năng của câu phủ định

Thứ nhất: Nhằm phản bác ý kiến, khẳng định của người khác

Ví dụ:

Thầy sờ vòi bảo:

– Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

– Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo:

– Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc

      (Thầy bói xem voi)

Xem Thêm : Stock là gì? Ý nghĩa của stock trong một số lĩnh vực

Những câu phủ định trong ví dụ trên là:

+ “Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn” – ở đây thầy sờ ngà muốn bác bỏ ý kiến của thầy sờ vòi;

+ “Đâu có!” – ở đây thầy sờ tai bác bỏ ý kiến của thầy sờ ngà một cách trực tiếp và gián tiếp cũng bác bỏ ý kiến của thầy sờ vòi.

Thứ hai: Thông báo, xác nhận không có các sự vật, sự việc, tính chất cụ thể nào đó

Ví dụ: Tôi không đi học; Tôi chưa đi học; Tôi chẳng đi học.

Phân loại câu phủ định

Dựa vào chức năng, câu phủ định được chia thành 2 loại: câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ

Ví dụ câu phủ định miêu tả:

– Đức Phúc không phải là diễn viên – Xác nhận không phải diễn viên bằng từ phủ định “không”;

– Tôi không mang vở bài tập ngữ văn – Xác nhận không có sự vật bằng từ phủ định “không” và sự vât là “vở bài tập ngữ văn”.

Ví dụ câu phủ định bác bỏ:

– Đâu có đâu, con vẫn đang đi học mà – Từ “đâu có đâu” phủ định lại ý kiến của mẹ là mình đang đi chơi.

– Không phải, món ăn này phải nấu với nấm hương. – Phủ định bác bỏ ý kiến của người khác và đưa ra ý kiến riêng.

cau phu dinh la gi 1 cau phu dinh la gi 1

Lưu ý khi sử dụng câu phủ định

– Trong câu có cấu trúc: Phủ định + Phủ định = Ý nghĩa khẳng định. Câu có cấu trúc này không phải câu phủ định nhưng có thể được dùng để biểu thị ý nghĩa phủ định.

Ví dụ: Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

– Cấu trúc “không những/chẳng những … mà còn” không được dùng để biểu thị ý nghĩa phủ định.

Ví dụ: Người Hà Nội không những thanh lịch mà còn vô cùng hiếu khách.

– Câu nghi vấn, câu cảm thán cũng có thể mang ý nghĩa khẳng định.

Ví dụ:

A: Cái Lan xinh quá nhỉ!

B: Nó mà xinh á?

Bài tập ví dụ về câu phủ định

Bài 1: Tìm từ ngữ phủ định và cho biết chức năng của mỗi câu phủ định sau:

a) Tôi đâu có biết anh ấy làm nghề gì.

b) Nó chưa được học tiếng Pháp.

c) Ngày mai chúng ta không phải đến đó nữa.

Xem Thêm : Cách nhận biết sữa ong chúa bị hư hỏng cực đơn giản

d) – Em đã là vỡ lọ hoa của lớp phải không?

– Không, em không hề làm vỡ.

Từ ngữ phủ định và chức năng của câu phủ định trong đề bài trên là:

a) Từ ngữ phủ định là “đâu có” và câu phủ định này có chức năng bác bỏ ý kiến.

b) Từ ngữ phủ định là “chưa” và câu phủ định có chức năng xác nhận sự việc chưa diễn ra.

c) Từ ngữ phủ định là “không phải” và câu phủ định có chức năng thông báo không có sự việc.

d) Từ ngữ phủ định là “Không” và câu phủ định có chức năng phản bác ý kiến.

Bài 2: Xét câu văn sau và trả lời câu hỏi

Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp.

Nếu Tô Hoài thay từ “không” bằng từ “chưa” thì nhà văn phải viết lại câu văn này như thế nào? Nghĩa của câu có thay đổi không? Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn, vì sao?

Choắt chưa dậy được nữa, nằm thoi thóp.

Ý nghĩa của câu khi thay sẽ có thay đổi, bởi: từ “chưa” biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho tới thời điểm nào đó không có nhưng sau đó có thể.

Nghĩa là Dế Choắt lúc ấy không dậy được nhưng sau đó có thể dậy được. Trái lại, từ không mang nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm hiện tại và cả sau này nữa. Sau khi Dế Choắt bị chị Cốc mổ đã không bao giờ dậy được nữa và sau đó chết. Vì thế, câu phủ định có từ không sẽ thích hợp với tình huống truyện.

Bài 3: Những câu sau đây có phải câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì? Đặt những câu có ý nghĩa tương đương

a) Đẹp gì mà đẹp!

b) Làm gì có chuyện đó!

c) Bài thơ này mà hay à!

d) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng.

Các câu đã cho không phải là câu phủ định vì không có từ ngữ phủ định, nhưng được biểu thị ý phủ định.

Đặt câu có ý nghĩa tương đương:

– Các câu đã cho biểu thị ý nghĩa phản bác:

a) Không đẹp!

b) Không có chuyện đó!

c) Bài thơ này không hay!

d) Tôi cũng chẳng sung sướng hơn.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến câu phủ định là gì? Đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định là gì? Các em học sinh có thể truy cập website Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội để tìm hiểu những bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.

Nguồn: https://truonghuynhngochue.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button