Phân tích hình tượng người lái đò sông đà chi tiết nhất




Tác phẩm Người lái đò sông Đà nói riêng và hình tượng người lái đò sông Đà nói chung là một trong những dạng đề thi thường xuyên xuất hiện trong các kỳ đại học trong môn văn học. Và để các bạn có thể hệ thống lại toàn bộ kiến thức về người lái đò sông đà, hãy cùng thuvienhoidap.net tìm hiểu cách lập dàn ý và phân tích hình tượng ông lái đò sông Đà nha.

Lập dàn ý hình tượng người lái đò sông đà

1 – Lai lịch và ngoại hình ông lái đò sông đà

a – Lai lịch

Bạn Đang Xem: Phân tích hình tượng người lái đò sông đà chi tiết nhất

  • Ông lái đò sông đà có tuổi đời là 70 tuổi, làm nghề lái đò chở khách qua lại hai bên bờ sông đà trong suốt 10 năm. 
  • Quê quán ông lái đò sông đà nằm ở ngã tư sông sát tỉnh Lai Châu.

b – Ngoại hình ông lái đò sông Đà 

  • Tay: Lêu nghêu như cái sào.
  • Chân: Lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh, gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng.
  • Giọng nói: Ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông.
  • Đôi mắt: Vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù.

2 – Tính cách người lái đò sông Đà 

  • Là sự từng trải, gắn bó và yêu nghề lái đò chở khách sang sông
  • Ông đã lái đò chở khách hơn 10 năm, xuôi ngược hơn trăm lần, giữ lái độ hơn 60 lần.
  • Ông nhớ tỉ mỉ như đinh vào lòng tất cả các con thác hiểm trở.

Nguyễn Tuân đã bày tỏ niềm thán phục về một con người như được sinh ra từ những con sóng, ngọn thác từ sông Đà. 

  • Lòng dũng cảm: Thể hiện qua cuộc đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường sông Đà.

Dẫn chứng sự dũng cảm của ông lái đò sông Đà

  • Ở trùng vi thứ nhất: Ông đò có nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái, mặt méo lệch đi. Con thuyền bơi chèo vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn và tỉnh táo của người cầm lái, ông lái đò thật sự là một chiến sỹ dũng cảm, rất bình tĩnh nén mọi đau đớn để chiến thắng kẻ thù.
  • Ở trùng vi thứ 2: Ông đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá thuộc quy luật phục kích của lũ đá. Ông cưỡi lên thác sông đà phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Nắm chắc được cái bờm của sóng đúng luồng rồi ông đò ghì cương lái phóng nhanh vào cửa sinh.
  • Ở trùng vi thứ 3: ít cửa hơn, bên phải và bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở ngay giữa con thác. Ông đò như một người chỉ huy dày dạn.

Ba dẫn chứng này là khúc hùng ca ca ngợi sự lao động là vinh quang.

3 – Người lái đò là một nghệ sĩ tài hoa

“ Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh. Chả có ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắm vừa qua”. Qua đoạn trích này ta thấy cái phi thường đã trở thành cái bình thường. Phẩm chất chiến sĩ đã hòa quyện với phong thái tài tử, nghệ sĩ.

4  – Phẩm chất ông lái đò 

  • Ông lái đò là người có lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề và dày dặn kinh nghiệm sông nước.
  • Ông là người anh hùng trên sông nước: luôn dũng cảm, kiên cường chiến đấu với thác nước sông Đà.
  • Ông là người nghệ sĩ tài hoa trên sông nước.
  • Ông là người lao động bình dị, khiêm tốn.

5 – Các biện pháp nghệ thuật miêu tả ông lái đò sông Đà

  • Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua hành động.
  • Nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo, mới lạ.
  • Khả năng huy động kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực trong miêu tả tái hiện hình tượng nhân vật.
  • Ngòi bút tài hoa, uyên bác,chất ngông trong quan niệm về nghệ thuật, về cái đẹp của ông thể hiện qua cách mà ông xây dựng nhân vật.

Những dẫn chứng về hình tượng người lái đò sông Đà

Sau đây là những dẫn chứng mà các bạn có thể đưa vào bài viết về cách phân tích hình tượng ông lái đò sông Đà gồm:

Ông là người Lai Châu, quê ông ở ngay cái ngã tư sông sát tỉnh.

Xem Thêm : Thịt ngâm nước mắm để được bao lâu ?

Tuổi gần 70, ông có kinh nghiệm 10 năm lái đò dọc sông Đà, bỏ nghề cũng đôi chục năm; xuôi ngược tới hơn trăm lần, chính tay giữ lái cũng 60 lần cho những chuyến thuyền then đuôi én 6 chèo.

Tay dài lêu nghêu như cây sào, đôi cánh tay trẻ tráng quá.

Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng; giọng ông ào ào như tiếng nước mặt ghềnh sông; nhãn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào trong sương mù; mái tóc bạc, thân hình cao lớn, gọn quánh như chất sừng, chất mun.

Bài văn mẫu phân tích cảm nhận hình tượng người lái đò sông đà

Phần Mở bài

Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lơn. Ông được mệnh danh là đại thụ trong trong rừng đầu nguồn văn chương Việt Nam thế kỉ XX. Dù sáng tác ở thể loại truyện ngắn hay tùy bút thì các tác phẩm của ông đều hướng đến khám phá cái đẹp tuyệt đỉnh, siêu việt của thiên nhiên và con người bằng ngòi bút tài hoa, phóng túng và uyên bác vô cùng. “ Người lái đò sông Đà “ của ông là một thiên tùy bút tiêu biểu, một khúc ca đầy hào hứng về mảnh đất và con người Tây Bắc. Cùng với hình tượng sông Đà hùng vĩ, thơ mộng là hình ảnh người lái đò trên sông nước đầy tráng kiệt và tài hoa tuyệt đỉnh được nhà văn khắc họa thật độc đáo. Đoạn trích hình tượng người lái đò sông Đà đã thể hiện tập trung nhất về hình tượng ông lái đò sông Đà mà tác giả có dịp tiếp xúc.

Hoặc các bạn có thể tham khảo thêm các phần mở bài người lái đò sông Đà khác nha.

Phần thân bài 

Trong chuyến đi thực tế lên vùng cao Tây Bắc những năm 1958 – 1960, Nguyễn Tuân thực sự đã trở thành người giàu có khi ông đã khám phá ra những mỏ vàng, mỏ quặng không phải chỉ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc mà đó là thứ “ vàng trong tâm “ con người nơi đây. Giữa bao nhiêu của chìm, của nổi của mảnh đất hoang sơ ấy, nhà văn có cái nhìn đặc biệt trân trọng và ngưỡng mộ những người lái đò trên sông Đà. Với ông, họ đều là những thỏi vàng nguyên chất của một khối vàng xã hội chủ nghĩa đã qua thử lửa “ thứ lửa mà không một thỏi vàng giả, một cục vàng pha nào chịu nổi”.

Hẳn rằng, trong tùy bút của mình,ông đang chứng minh cho độc giả thấy chất vàng mười rắn rỏi, quý giá ở ông lái đò chở che người Lai Châu. Từ đặc điểm vóc dáng đến nét tài hoa trí dũng của ông đều khảm vào tâm trí người đọc như một bức phù điêu sống động và hài hòa. Đó là ông lão tuổi đã gần bảy mươi với “ các đầu bạc quắc thước và thân hình cao lớn, gọn quánh như chất sừng, chất mun”. “ Cánh tay ông dài lêu nghêu như cây sào”, “ chân khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng”. Vẻ đẹp của thứ vàng trong tâm hồn ông lái đò đã được tôi luyện qua “ lò lửa “ sông Đà và hiện lên đầy ấn tượng qua đoạn vượt ba trùng vi thạch trận trên sông.

Trước hết, đó là vẻ đẹp tình yêu lao động, lòng nhiệt huyết với nghề và dày dặn kinh nghiệm sông nước của ông lái đò. Làm nghề lái đò chuyên chở hàng hóa dọc sông Đà vô cùng vất vả “ người lúc nào cũng dựng đứng lên, phải luôn mắt, luôn tay, luôn chân, luôn gân và luôn tim nữa”. Biết đã thế nhưng ông từng gắn bó với nó suốt 10 năm liền. Ông từng ngược xuôi hơn trăm lần, chính tay giữ lái cũng sáu chục lần cho những chuyến thuyền then đuôi én sáu chèo.

Ông thuộc lòng sông Đà như thuộc bản trường ca đến từng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than và cả những đoạn xuống dòng. Ông nhớ như đóng đinh vào lòng những con thác, những mặt ghềnh và thậm chí là bộ dạng ngỗ ngược của những hòn đá trên sông. Đặc biệt ở đoạn sông nhiều thác ghềnh phía Sơn La, sông Đà dàn bàn thạch trận với ba trùng vi, ông đò nắm rõ quy luật phục kích của chúng và nhớ mặt, nhớ vị trí của từng hòn, từng tảng. Sự chú ý, quan sát tỉ mỉ, kỹ lưỡng và ghi nhớ chính xác từng đặc điểm dòng sông của ông đò vừa cho thấy sự nghiêm túc với công việc, vừa thấy lòng say mê, tâm huyết với nghề của ông.

Xem Thêm : Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO+ H2O

Cuộc vượt thác Đà qua ngòi bút độc đáo của Nguyễn Tuân trở nên sống động như cuộc chiến đấu sinh tử, mà ở đó, ông lái đò Lai Châu hiện lên vẻ đẹp đẽ như một người anh hùng trên sông nước.Giữa trận đồ bát quái, thiên la địa võng đang bủa vây các tay chèo, “ Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả các luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy bộ hạ người lái đò”  thì ông đò vẫn “ cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuồng lái mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm”. Như một chiến binh dũng cảm, ông đò vẫn kiên cường chiến đấu với quân liều mạng ấy dù cơ thể có chịu nhiều thương tích.

Khó khăn mạo hiểm với người lái đò ưa mạo hiểm lại không đáng sợ bằng những lúc “ dại tay, dại chân và buồn ngủ” khi qua những khúc sông không có thác. Dường như, sông Đà càn dữ tợn càng khiến người lái đò càng phấn khích mà bộc lộ hết cái khí chất anh hùng của mình. “ Trên chiếc thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn, tỉnh táo của người cầm lái”. Đó là hình ảnh của một con người với sức khỏe phi thường và luôn trong tâm thể chủ động, ngang tàng khi xung trận.

Người dũng tướng sông Đà ở cái tuổi thất thập cổ lai hy vẫn còn dám thách thức với các tay đò đầy khẩu khí “ Tôi dám thi đua với bạn đò ở khắp mấy châu có địa giới loang ra bờ sông Đà” ông dám khẳng định mình còn đủ linh lợi để chở đoàn cán bộ khảo sát một vòng sông Đà. Cái khẩu khí ấy hẳn sẽ làm yên lòng du khách trong khoang thuyền khi cùng ông vượt qua ba trùng vi thạch trận đầy hiểm hóc trên sông. Du khách chưa kịp định thần thì chiếc thuyền đã vượt qua trùng vi thứ nhất trong tiếng hỗn chiến của nước, của đá thác “ Trùng vi thứ nhất có năm cửa trận, bốn cửa tử và một cửa sinh, cửa sinh nằm ở lập lờ phía tả ngạn sông. Không một phút nghỉ tay, nghỉ mắt, ông đò phải phá luôn các vòng vây tiếp theo của sông Đà.

Thủy quái sông Đà đã đánh lừa chiếc thuyền, đánh lừa trí não của người lái đò bằng cách bày bố các cửa sinh, cửa tử lắt léo, không theo quy luật nào. Minh chứng là ở trùng vi thạch thứ hai tăng thêm nhiều cửa tử hơn, bên trái, bên phải đều là luồng chết cả, luồng sống lại nằm ở giữa bộn đá hậu vệ, lập lờ cánh mở, cánh khép. Phải là người có cái đầu thép mới đủ tỉnh táo và sáng suốt để vượt qua những thử thách đầu nguy hiểm của Đà giang. Càng dấn thân vào các trùng vi thạch trận, cơ hội sống càng ít ỏi, chỉ cần một chút khuynh suất tay lái thì cả người và thuyền đều tan xác.

Nhưng ta thực sự ngỡ ngàng và thán phục trước sự kiên cường và dũng cảm của ông đò. Nhìn cách ông lái thuyền băng qua các trùng vi thạch trận mà ngỡ như người kỵ sĩ đang thần phục con mãnh thú bất kham. Sóng sông Đà “ hồng hộc tế mạnh như hùm beo” đá trên sông đà như lũ hải tặc gớm giếc. Ông lái đò vẫn hiên ngang chủ động điều khiển chiếc thuyền đương đầu với thử thách trên sông nước. 

Bằng hàng loạt các động từ mạnh như: cưỡi lên thác, nắm chặt lấy bờm sóng, ghì cương lái, phóng nhanh, lái miết… , “ rảo bơi chèo”, “ đè sấn lên mà chặt đôi ra”, tác giả đã tái hiện thật sinh động cuộc chiến đấu không cân sức giữa thiên nhiên hùng vĩ hung tợn và ông lái đò, mà trong cuộc chiến ấy, con người nhỏ bé, đơn độc vẫn giành phần thắng đầy vinh quang. Người đọc như đang được xem một thước phim hành động gây cấn, với những cảnh quay ngoạn mục, mạo hiểm đến thót tim.

Giữa những âm thanh gầm réo ghê rợn của thác, của sóng, giữa bao nhiêu tướng dữ quân tợn đá lớn, đá bé, ông lái đò vẫn không hề nao núng tinh thần “ Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó”, và đánh trúng vào cửa sinh để thoát hiểm. Quả thật, hình tượng người dũng tướng sông Đà không chỉ được xây dựng bằng những hiểu biết sâu sắc về phẩm chất những tay đò trên Tây Bắc của Nguyễn Tuân mà còn bằng cả niềm ưu ái đặc biệt của ông dành cho họ – những con người lao động thầm lặng mà dũng cảm phi thường, họ trở thành biểu tượng của cái đẹp trong quan niệm thẩm mỹ tiến bộ của nhà văn.

Nhưng trên hết, trong cái nhìn của Nguyễn Tuân, ông đò Lai Châu mang vẻ đẹp tuyệt đỉnh không phải chỉ ở sự trí dũng vô song, mà còn là cái đẹp đạt đến trình độ nghệ thuật, cái đẹp toát ra chất tài hoa nghệ sĩ. Đọc đoạn miêu tả cảnh ông đò vượt thác, ta vừa thấy cái cứng cỏi, bản lĩnh của một chiến binh, nhưng cũng thấy ở ông một hình ảnh của một người nghệ sĩ xiếc đi moto bay, chỉ khác phương tiện biểu diễn của ông là chiếc thuyền đuôi én sáu bơi chèo. Với tay chèo lão luyện, ông điều khiển chiếc thuyền nhẹ tênh, lướt đi như không qua các chướng ngại vật trên sông. 

Phần kết bài 

Đoạn trích cảnh vượt ba trùng vi thạch trận trên sông Đà khép lại hành trình chinh phục thiên nhiên ở khúc thượng nguồn của ông lái đò nhưng để lại nhiều cảm xúc đẹp đẽ trong lòng người đọc. Ta không chỉ cảm thấy ngưỡng mộ tài năng, khí chất anh hùng, nghệ sĩ của ông lái đò nói riêng, của những người lao động thầm lặng ở mọi miền tổ quốc nói chung mà còn thấy khâm phục khả năng sử dụng ngôn từ, xây dựng hình tượng của ngòi bút Nguyễn Tuân. Tác phẩm “ người lái đò sông Đà “ đã góp phần ngợi ca con người mới, cuộc sống mới trong thời kì đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đồng thời cũng góp phần thể hiện quan niệm thẩm mĩ tiến bộ và thông điệp đầy chất nhân văn: Dù bất kể bạn là ai, bạn làm nghề gì, hãy cứ sống hết mình, luôn tâm huyết với nghề nghiệp bạn chọn bạn sẽ trở thành nghệ sĩ.

Nguồn: https://truonghuynhngochue.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button