Soạn bài Tập đọc lớp 4: Bài thơ về tiểu đội xe không kính trang 71




Soạn bài Tập đọc lớp 4: Bài thơ về tiểu đội xe không kính trang 71 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn và chia sẻ cho các em học sinh để chuẩn bị bài, học bài tốt nhất

Soạn bài Tập đọc lớp 4: Bài thơ về tiểu đội xe không kính trang 71 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết các nội dung: Hướng dẫn đọc bài, nội dung, ý nghĩa của Bài thơ tiểu đội xe không kính và gợi ý trả lời câu hỏi SGK. Dưới đây là đầy đủ thông tin hướng dẫn, các em học sinh chú ý theo dõi để chuẩn bị bài thật tốt trước khi tới lớp.

Bạn Đang Xem: Soạn bài Tập đọc lớp 4: Bài thơ về tiểu đội xe không kính trang 71

soan bai tap doc lop 4 bai tho ve tieu doi xe khong kinh rs650 soan bai tap doc lop 4 bai tho ve tieu doi xe khong kinh rs650

Hướng dẫn đọc bài

Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ.Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc vui, hóm hỉnh, thể hiện tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe.

Từ khó

Tiểu đội: đơn vị nhỏ nhất trong quân đội, thường gồm từ 6 đến 12 người.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái

Xem Thêm : Chính tả (Nghe – viết): Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ

Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Kiến thức cần nhớ

Nội dung chính

Bài thơ về một tiểu đội lái xe trong kháng chiến. Dù mưa đạn và gió bụi khiến xe bị vỡ kính, tóc các anh nhuốm bụi đường, các anh phải ăn tạm, ngủ tạm trong rừng, nhưng các anh vẫn luôn yêu đời, can đảm và hết lòng vì miền Nam, vì cách mạng.

Ý nghĩa của Bài thơ tiểu đội xe không kính

Qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính vì bị bom giật, bom rung, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước.

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Câu 1 (trang 72 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?

Trả lời:

Đó là những hình ảnh:

– Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi; ung dung buồng lái, ta ngồi; nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng; không có kính, ừ thì ướt áo; mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời; chưa cần thay, lái trăm cây số nữa, bắt tay nhau qua kính vỡ rồi.

Câu 2 (trang 72 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Tình đồng chí, đồng đội của những người chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào?

Xem Thêm : Tiếng võng kêu trang 118 SGK Tiếng Việt 2

Trả lời:

Đó là những câu: – Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới. Bắt tay nhau qua kính vỡ đi rồi

Câu 3 (trang 72 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù, gợi cho em những cảm nghĩ gì?

Trả lời:

Gợi cho em những cảm nghĩ về những người lính cụ Hồ gan dạ, dũng cảm quyết “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” như nhà thơ Tô’ Hữu đã từng nói, để đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn.

Câu 4 (trang 72 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Nêu ý nghĩa của bài thơ

Trả lời:

Bài thơ ca ngợi tinh thần gan dạ dũg cảm của những người lính lái xe trong những năm kháng chiến chông Mĩ cứu nước. Họ đã vượt qua muôn ngàn khó khăn gian khố dưới làn bom đạn của giặc Mĩ để tiếp tế súng đạn, lương thực cho bộ đội ta ở chiến trường đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.

***

Soạn bài Tập đọc lớp 4: Bài thơ về tiểu đội xe không kính trang 71 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu chia sẻ phía trên, các em học sinh tìm hiểu kĩ để có thể nắm được nội dung, thuộc bài thơ và hiểu hơn về chủ đề của tuần học Những người quả cảm.

Nguồn: https://truonghuynhngochue.edu.vn
Danh mục: Soạn Văn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button