Oxit là gì, công thức và cách gọi tên của Oxit, phân loại Oxit và bài tập – hoá 8 bài 26




Các em đã biết Oxi có phản ứng với hầu hết với các kim loại, và rất nhiều phi kim như vậy sản phẩm của các chất từ phản ứng này được gọi là gì, là Oxit Axit hay Oxit Bazơ? hay là thứ gì khác.

Để giải đáp câu hỏi trên chúng ta cùng đi tìm hiểu Oxit là gì? công thức của Oxit thế nào? cách nào để gọi tên các Oxit và làm sao để phân loại các Oxit này? qua bài viết dưới đây.

Bạn Đang Xem: Oxit là gì, công thức và cách gọi tên của Oxit, phân loại Oxit và bài tập – hoá 8 bài 26

I. Oxit là gì?

– Định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

– Ví dụ: Các hợp chất Oxit như: CuO, Na2O, FeO, SO2, CO2,…

II. Công thức của Oxit

– Công thức chung của Oxit là: MxOy 

– Trong đó: Gồm có kí hiệu hóa học của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu hóa học của nguyên tố M (có hóa trị n) kèm theo chỉ số x theo đúng quy tắc về hóa trị: II.y = n.x

III. Cách phân loại Oxit

– Oxit có thể được phân thành hai loại chính:

♦ Oxit axit: thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit, ví dụ:

 – CO2: axit tương ứng là axit cacbonic H2CO3

 – SO2: axit tương ứng là axit sunfuric H2SO4

 – P2O5: axit tương ứng là axit phophoric H3PO4

♦  Oxit bazo: là oxi của kim loại và tương ứng với một bazo, ví dụ:

 – CaO: bazo tương ứng là canxi hidroxit Ca(OH)2

 – CuO: bazo tương ứng là đồng hidroxit Cu(OH)2

 – Fe2O3: bazo tương ứng là Fe(OH)3

IV. Cách gọi tên Oxit

• Công thức chung cho tên gọi của một axit là:

 Tên oxit = Tên nguyên tố + oxit

– Ví dụ: K2O: kali oxit;  NO: nito oxit

• Với kim loại có nhiều hóa trị, cách gọi tên Oxit như sau:

 Tên oxit = Tên kim loại (kèm theo hóa trị) + Oxit

– Ví dụ: FeO: sắt (II) oxit; Fe2O3: sắt (III) oxit;

• Với phi kim có nhiều hóa trị:

 Tên oxit = (tiền tố chỉ số nguyên tử) Tên phi kim (tiền tố chỉ số nguyên tử) oxit

 ° Các tiền tố trong hóa học (tiếp đầu ngữ):

 Mono: nghĩa là 1

Xem Thêm : Camera hội nghị truyền hình cho livestream trên Youtube

 Đi: nghĩa là 2

 Tri: nghĩa là 3

 Tetra: nghĩa là 4

 Penta: nghĩa là 5 

 Hexa: nghĩa là 6

 Hepta: nghĩa là 7

 Octa: nghĩa là 8

 Nona: nghĩa là 9

 Deca: nghĩa là 10

– Ví dụ:

  • CO: cacbon monooxit (thường gọi đơn giản là cacbon oxit)
  • CO2: cacbon dioxit (tên thường gọi là khí cacbonic)
  • SO3: lưu huỳnh trioxit (tên thường gọi là khí sunfurơ)
  • P2O3: diphotpho trioxit
  • P2O5: diphopho pentaoxit

V. Bài tập về OXIT

Bài 1 trang 91 SGK hoá 8: Chọn từ thích hợp trong khung, điền vào ô trống trong các câu sau đây:

Nguyên tố, oxi, hợp chất, oxit, hai

Oxit là … của … nguyên tố, trong đó có một … là … Tên của oxit là tên … cộng với từ …

* Lời giải bài 1 trang 91 SGK hoá 8:

Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Tên của oxit là tên nguyên tố cộng với từ oxit.

Bài 2 trang 91 SGK hoá 8: a) Lập công thức hóa học của một loại oxit của photpho, biết rằng hóa trị của photpho là V.

b) Lập công thức hóa học của crom(III) oxit.

* Lời giải bài 2 trang 91 SGK hoá 8:

a) P có hoá trị (V) và O có hoá trị (II) nên công thức hoá học dạng: 1557989179d5ksp3s420 1632110032 1557989179d5ksp3s420 1632110032

⇒ x.V = y.II ⇒ 1557989181jmmoy6jcm6 1632110032 1557989181jmmoy6jcm6 1632110032

– Vậy công thức hoá học là P2O5

b) Cr có hoá trị (III) và O có hoá trị (II) nên công thức hoá học dạng: 1557989182y4lpp299fk 1632110032 1557989182y4lpp299fk 1632110032

⇒ x.III = y.II ⇒ 1557989184y5pjphtyym 1632110032 1557989184y5pjphtyym 1632110032

– Vậy công thức hoá học là Cr2O3

Bài 3 trang 91 SGK hoá 8: a) Hãy viết công thức hóa học của hai oxit axit và hai oxit bazơ.

b) Nhận xét về thành phần trong công thức của các oxit đó.

c) Chỉ ra cách gọi tên mỗi oxit đó.

* Lời giải bài 3 trang 91 SGK hoá 8:

a) Hai oxit axit:

 P2O5: điphotpho pentaoxit.

Xem Thêm : Phụ nữ sau sảy thai nên ăn gì để sớm phụ hồi

 SO3: lưu huỳnh trioxit.

• Hai oxit bazơ:

 CaO: canxi oxit.

 Al2O3: nhôm oxit.

b) Thành phần của các oxit ở câu a)

– Oxit photpho P2O5 có 2 nguyên tử Photpho liên kết với 5 nguyên tử oxi.

– Oxit lưu huỳnh SO3 có 1 nguyên tử lưu huỳnh liên kết với 3 nguyên tử oxi.

– Oxit canxi CaO có 1 nguyên tử canxi liên kết với 1 nguyên tử oxi.

– Oxit nhôm Al2O3 có 2 nguyên tử nhôm liên kết với 3 nguyên tử oxi.

c) Tên của oxit là tên nguyên tố cộng với oxit

– Nếu kim loại có nhiều hóa trị :

  Tên của oxit bazơ : tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit.

– Nếu phi kim có nhiều hóa trị :

 Tên oxit = (tiền tố chỉ số nguyên tử) Tên phi kim (tiền tố chỉ số nguyên tử) oxit

 SO: lưu huỳnh tri oxit

 P2O5: điphotpho pentaoxit.

 CaO: Canxi oxit.

 Al2O3: Nhôm oxit.

Bài 4 trang 91 SGK hoá 8: Cho các oxit có công thức hóa học như sau:

a) SO2.    b) N2O5.    c) CO2.

d) Fe2O3.  e) CuO.   g) CaO.

Những chất nào thuộc nào oxit bazơ chất nào thuộc oxit axit.

* Lời giải bài 4 trang 91 SGK hoá 8:  

– Oxit axit: a), b), c).

– Oxit bazơ: d), e), g).

Bài 5 trang 91 SGK hoá 8: Có một số công thức hóa học được viết như sau: Na2O, NaO, CaCO3, Ca(OH)2, HCl, CaO, Ca2O, FeO. Hãy chỉ ra các công thức hóa học viết sai.

* Lời giải bài 5 trang 91 SGK hoá 8:

– Công thức hóa học viết sai: NaO, Ca2O

– Sửa lại: Na2O, CaO.

Hy vọng với bài viết về Oxit là gì, công thức và cách gọi tên của Oxit, phân loại Oxit và bài tập ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

Nguồn: https://truonghuynhngochue.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button