Chính tả (Nghe-viết): Nếu chúng mình có phép lạ trang 105




Hướng dẫn trả lời các câu hỏi bài Chính tả nghe viết Nếu chúng mình có phép lạ trang 105 – 106 sách giáo khoa Tiếng Việt 4 trong tiết học tuần 11.

Trong tiết Chính tả (Nghe-viết): Nếu chúng mình có phép lạ trang 105 tuần 11 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 các em sẽ được học cách phân biệt s/x; dấu hỏi/dấu ngã thông qua các ví dụ và bài tập cụ thể, dễ hiểu. Cùng tham khảo bài hướng dẫn chi tiết dưới đây của Đọc tài liệu để chuẩn bị cho tiết học này em nhé!

Bạn Đang Xem: Chính tả (Nghe-viết): Nếu chúng mình có phép lạ trang 105

chinh ta nghe viet neu chung minh co phep la trang 105 tieng viet 4 rs650 chinh ta nghe viet neu chung minh co phep la trang 105 tieng viet 4 rs650

I. Mục tiêu tiết học

  • Thực hành nhớ viết bài chính tả Nếu chúng mình có phép lạ
  • Phân biệt s/x; dấu hỏi/dấu ngã qua đó áp dụng hoàn thành các bài tập

II. Nội dung bài chính tả nhớ – viết: Nếu chúng mình có phép lạ

Xem Thêm : Soạn bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia nói về lòng dũng cảm trang 89

Nếu chúng mình có phép lạ

Bắt hạt giống nảy mầm nhanh

Chớp mắt thành cây đầy quả

Tha hồ hái chén ngọt lành

Xem Thêm : Soạn bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia nói về lòng dũng cảm trang 89

Nếu chúng mình có phép lạ

Ngủ dậy thành người lớn ngay

Đứa thì lặn xuống đáy biển

Đứa thì ngồi lái máy bay

Xem Thêm : Soạn bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia nói về lòng dũng cảm trang 89

Nếu chúng mình có phép lạ

Hái triệu vì sao xuống cùng

Đúc thành ông mặt trời mới

Mãi mãi không còn mùa đông

Xem Thêm : Soạn bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia nói về lòng dũng cảm trang 89

Nếu chúng mình có phép lạ

Hóa trái bom thành trái ngon

Trong ruột không còn thuốc nổ

Chỉ toàn kẹo với bi tròn.

III. Phân biệt s/x; dấu hỏi/dấu ngã

1. Phân biệt s/x

– Một số từ bắt đầu bằng s: so sánh, sĩ số, sung sức, quả sấu, cửa sổ, sơ hở, sợ hãi, song sắt, sắt son, con sếu, sâu sắc, …

– Một số từ bắt đầu bằng x: xấu xí, xinh xinh, xa xăm, xăng dầu, xào xạc, xúc xắc, xa xa, phố xá, xao xuyến, ….

2. Phân biệt dấu hỏi/dấu ngã

– Một số từ có chứa dấu hỏi: hỏi han, xin xỏ, sáng tỏ, chỉ chỏ, cái chảo, nổ tung, tổ chức, bầu cử, tủi thân, đốn củi, …

– Một số từ có chứa dấu ngã: lã chã, mật mã, giã gạo, bão tố, cỗ cưới, nam nữ, chữ nghĩa, giữ gìn, trống rỗng, phũ phàng,….

IV. Hướng dẫn làm bài tập SGK

Câu 1 (trang 105 sgk Tiếng Việt 4) : Nhớ – Viết 4 khổ thơ đầu của bài “Nếu chúng mình có phép lạ”

Trả lời:

Học thuộc lòng 4 khổ thơ rồi viết lại cho đúng

Câu 2 (trang 105 sgk Tiếng Việt 4) :

a) Điền vào chỗ trống s hay x ?

b) Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã trong bài Ông Trạng Nồi (SGK trang 105-106)

Trả lời:

Xem Thêm : Soạn bài Chính tả (Nghe – viết) Việt Nam thân yêu lớp 5 trang 6

a) S hay x

– Trỏ lối sang mùa hè ; …đèn lồng nhỏ xíu

…sức nóng…sức sống…sóng quê hương

b) Dấu hỏi hay dấu ngã

….nổi tiếng …đỗ trạng…ban thưởng…đỗi ngạc nhiên…chỉ xin…nồi nhỏ…thuở hàn vi…phải ôn thi…hỏi mượn…của nhà hàng/ xóm…dùng bữa…để đỗ đạt

Câu 3 (trang 106 sgk Tiếng Việt 4): Viết lại những câu cho đúng chính tả (SGK trang 106)

Trả lời:

Em viết lại như sau:

a) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

b) Xấu người đẹp nết.

c) Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể.

d) Trăng mờ còn tỏ hơn sao.

e) Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi.

*************

Trên đây là hướng dẫn bài Chính tả (Nghe-viết): Nếu chúng mình có phép lạ trang 105-106 tuần 11 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 mà Đọc tài liệu tổng hợp, hy vọng có thể giúp các em tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn để có những tiết học bổ ích và vui vẻ. Chúc em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Nguồn: https://truonghuynhngochue.edu.vn
Danh mục: Soạn Văn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button