Cảm nghĩ khi đọc bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông




Cảm nghĩ khi đọc bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

cam nghi khi doc but ki ai da dat ten cho dong song cam nghi khi doc but ki ai da dat ten cho dong song

Bài văn mẫu Cảm nghĩ khi đọc bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bạn Đang Xem: Cảm nghĩ khi đọc bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bài làm

Sinh ra tại Huế, được hít thở không khi Huế, nước sông Hương hòa vào món ăn thức uống để lớn khôn mỗi ngày nên Hoàng Phủ Ngọc Tường nặng lòng với Huế.

* Sông Hương giữa đất trời Thừa Thiên.

– Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình “như một cô gái Di-gan phỏng khoáng rnà man dại”. Khởi nguồn của một con sông được viết bằng thứ ngôn ngữ nhân hóa, và so sánh với hình ảnh sống động “Cô gái Di-gan”. Người con gái Di-gan thích ca múa, đời sống du cư… như dòng sông Hương “qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn…”. Hình ảnh một phần sông Hương giữa rừng núi hùng vĩ nằm về phía tây tỉnh Thừa Thiên “Cũng có lúc dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Cái hùng tráng, cái đẹp dại đã được miêu tả bằng lời chọn lọc, trau chuốt và cô đọng nhằm khêu gợi trí tưởng tượng của người đọc.

* Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại… uốn mình theo những đường mềm mại… ôm lấy chân đồi Thiên Mụ…, sắc nước trở nên xanh thẳm và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”. Vẽ ra nhiều bức tranh đẹp của dòng sông Hương trước khi vào thành phố; tranh bột màu sông Hương và giữa đôi bờ đầy hoa dại; tranh sơn thủy vẽ sông Hương giữa những dãy đồi… ở vùng trung du, mà “những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố”, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả”. Cái nhìn tinh tế của nhà văn và người dân Huế với dòng sông.

+ “Sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những bến bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”. Qua cầu Bạch Hổ, “sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình”. Nhà văn đã so sánh vị trí và nét đẹp của sông với các con sông Xen (Seine) nằm giữa Paris (thủ đô nước Pháp), sông Đa-núyp (Danube – giữa thú đô Bu-đa-pét) cùa Hung-ga-ri (Hungary). Sự so sánh ấy vừa làm tăng nét đẹp vừa giới thiệu sự thuận lợi của giao thông đường thủy, bác hiệu nét văn hóa sống của thú đô một thời, trước khi xuôi về biển cả.

* Sông là sông của Trời – Đất tự nhiên, nhưng khi có bước chân người người thì “hiển nhiên là sông Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó… Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang”.

+ Dòng Hương ngày xưa thuộc nước Lâm Ấp (Chiêm Thành). Năm 1301 Thượng Hoàng Trần Nhân Tôn (đã đi tu) qua Chiêm Thành xem phong cảnh có ước gả huyền Trân công chúa cho vua Chiêm là Chế Mân. Chế Mân dâng tặng hai cháu Ô và Rí. Vua Anh Tông thu nhận và đổi thành Thuận cháu Vi Hóa châu vào năm 1907 (theo Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim).

+ Linh Giang đã cùng chiến thuyền đời hậu Trần chống lại quân Chiêm. Năm 1470, Lê Thánh Tông trị tội Trà Toàn dám quây nhiễu Hóa châu.

+ Sau này, trước khi mất, Nguyễn Hoàng cũng dặn người con thứ sáu là Nguyễn Phúc Nguyên rằng: “Đất Thuận, Quảng này bên bắc thì có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, bên nam thì có núi Hải Vân và núi Bi Sơn thật là một nơi để cho người anh hùng dụng võ. Vậy ta phải thương yêu nhân dân, luyện tập quân sĩ đế mà gây dựng cơ nghiệp về muôn đời”. (Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim – trang 239-294): vị trí quan trọng về mặt chiến lược của sông này

Xem Thêm : Vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua nhân vật Tnú và nhân vật Việt

+ Thế kỉ XIX, sông náo nức đón anh hùng Nguyễn Huệ hai lần ra Bắc phù Lê diệt Trịnh, đánh đuổi quân Thanh; sau đó thì chứng kiến các cuộc khởi nghĩa chống xâm lược, trên sông phát ra giọng hò man mác:

Đò từ Đông Ba đò qua đập đá,

Đò từ Vỹ Dạ thẳng ngã ba Sinh

Lờ đờ bóng ngã trăng chênh,

Tiếng hò xa vọng nhắn tình nước non

* Hình thành đời sống văn hóa trên bến dưới thuyền.

+ Sông Hương từ thượng nguồn đổ về xuôi, “nó bắt gặp tiếng chuông chim Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà..”; Những dòng văn gợi nhớ đến nét văn hóa tâm linh của người Việt nét văn hóa chùa chiền.

+ “Niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu”: Lúc sống thì ở cung điện hoàng thành, lúc chết thì lăng tẩm là nơi vua chúa ngủ giấc nghìn năm. Tất cả đều là tài sản kiến trúc tạo nên đặc trưng văn hóa vật chất của dân tộc.

+ Tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó…có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn cánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằng tháng Bảy…”. Một bức tranh tâm linh đầy màu sắc mở rộng lòng bao dung độ lượng trong triết lí sống từ bi của đạo Phật đã thấm vào cốt tủy của dân tộc: “Tháng Bảy ngày rằm xá tội vong nhân”.

+ Đã nói đến văn hóa thì không thể thiếu âm nhạc, thơ ca. Nhà văn cảm nhận dòng chảy từ điện Hòn Chén qua thành phố Huế “sông Hương đã trở thanh người tài nữ đánh đàn lúc đém khuya” và rồi thêm, “có một dòng thi ca về sông Hương, không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Những dòng văn nhẹ nhàng ấy gợi mở đế người đọc nhớ lại dòng nhạc cung đình, khúc Nam ai, Nam bình và giọng hò Mái nhì, Mái đẩy… đầy ắp tình song nước, tình người:

Núi Ngự Bình trước tròn sau méo

Xem Thêm : 7 hằng đẳng thức đáng nhớ và hệ quả cùng các dạng toán

Sông An Cựu nắng đục mưa trong

Một mình em đứng giữa lòng thuyền

Dưới nước trên trăng

Biết ai trao duyên tăm sự, ngỏ tấm lòng với ai?

– Không chỉ có Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan, Tố Hữu, mà còn rất nhiều nhà thơ viết về sông Hương lãng mạn, tình tứ như Hàn Mặc Tử:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay

Và rồi có một dòng tân nhạc nối tiếp nhạc cung đình, Mái nhì, Mái đẩy với những nhạc sĩ tài hoa như Lê Hoàng Long, Dương Thiệu Trước, Phạm Duy, Đinh Chương… Và đến cả văn hóa ẩm thực với những món ăn từ bún, chè… cho đến bánh nổi tiếng khắp năm châu.

* Cuối bài bút kí là phần tóm tắt kết quả của ngành khảo cổ về thành cổ Hóa châu ghi lại huyền thoại người dân làng Thành Trung đã nấu cả trăm thứ rau thơm lấy nước đổ hòa vào nước sông để cho làn nước thơm tho mãi. Có thể có huyền thoại khác nữa để trả lời câu hỏi Ai đã đặt tên cho dòng sông? Nhưng với những gì qua lời văn duyên dáng, đầy chất trí tuệ của Hoàng Phủ Ngọc Tường thì dòng sông đã tự nó đặt tên cho mình rồi!

———————————

Là bút ký nổi tiếng của Hoàng Phủ Ngọc Tường nói về vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Hương, Ai đã đặt tên cho dòng sông là tác phẩm văn học phổ biến, thường được sử dụng trong các kiểm tra, đề thi cuối kỳ . Ngoài ra, để có thể tìm hiểu rõ hơn về tác phẩm và ôn luyện, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia, các em có thể tham khảo thêm các bài văn mẫu khác như Vẻ đẹp của sông Hương qua Ai đã đặt tên cho dòng sông, Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường Vẻ đẹp trữ tình của hình tượng dòng sông qua tác phẩm Người lái đò sông đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông, Vẻ đẹp của con sông Hương ở thượng nguồn mà em cảm nhận được qua bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông,…

Nguồn: https://truonghuynhngochue.edu.vn
Danh mục: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button