Các mẫu lời mở đầu và cách viết lời mở đầu tiểu luận hay, hấp dẫn




Tiểu luận không đơn giản chỉ là những bài tập trong hoạt động nghiên cứu mà còn là những bài tập về cách thức giao tiếp. Giống như cấu trúc của cơ thể người, một bài tiểu luận sẽ có ba phần cơ bản: mở đầu, thân bài, kết bài. Lời mở đầu tiểu luận đóng một vai trò khá quan trọng trong việc mang đến cho người đọc một dòng văn mạch lạc, thu hút ngay từ đầu. Nó cung cấp một thông tin nền tảng cần thiết phù hợp và tổng quát cho toàn bộ ngữ cảnh của chủ đề bạn chọn cũng như trình bày luận điểm mà bài viết bạn đề cập tới.

Các mẫu lời mở đầu và cách viết lời mở đầu tiểu luận hay, hấp dẫn

Bạn Đang Xem: Các mẫu lời mở đầu và cách viết lời mở đầu tiểu luận hay, hấp dẫn

I. Cách viết lời mở đầu tiểu luận

Để có được lời mở đầu tiều luận hay và thực sự hấp dẫn bạn cần làm theo các bước sau:

Phần 1: Xây dựng lời mở đầu súc tích

  1. Bắt đầu với ví dụ
  2. Lôi cuốn người đọc bằng câu đề
  3. Cung cấp bối cảnh cho lí lẽ của bạn
  4. Xem lại cấu trúc của bài viết
  5. Xây dựng luận điểm độc đáo, đáng tranh cãi.
  6. Thêm câu văn chuyển tiếp vào đoạn văn mở đầu để gói gọn mọi thứ

Phần 2: chuẩn bị viết lời mở đầu

  1. Suy nghĩa về ý tưởng chính của chủ đề
  2. Cân nhắc đến đối tượng độc giả cần nhắm tới
  3. Suy nghĩ về câu đề
  4. Lập dàn ý

Phần 3: Xây dựng cấu trúc cho lời mở đầu

  1. Mở đầu bằng câu đề
  2. Thêm vào thông tin cơ sở
  3. Trình bày luận điểm

Phần 4: Tránh xa cạm bẫy phổ biến

  1. Nếu cần thiết, bạn có thể thay đổi phần mở đầu sau khi hoàn tất bài luận
  2. Tránh câu văn thừa thãi
  3. Không “Vơ đũa cả nắm”
  4. Duy trì sự ngắn gọn và đơn giản
  5. Tránh trực tiếp thông báo về mục đích của bài viết

II. Các mẫu lời mở đầu

1. Mẫu lời mở đầu tiểu luận ngành triết học

Thế giới xung quanh ta có vô vàn sự vật và hiện tượng phong phú và đa dạng. Nhưng dù phong phú và đa dạng đến đâu thì cũng quy về hai lĩnh vực: vật chất và ý thức. Có rất nhiều quan điểm triết học xoay quanh vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, nhưng chỉ có quan điểm triết học Mác – Leenin là đúng và đầy đủ đó là: vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức, đồng thời ý thức tác động trở lại vật chất.

Trước năm 1986, đất nước ta đã gặp rất nhiều khó khăn bởi một nền kinh tế trì trệ, một hệ thống quản lí yếu kém cũng là do một phần không nhận thức đúng và đầy đủ về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vấn đề này được nhận thức đúng sau đổi mới ở đại hội VI, và quả nhiên đã giành rất nhiều thắng lợi sau khi đã chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Với mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này, em đã chọn đề tài: “Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vận dụng vào việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.”

2. Mẫu lời mở đầu tiểu luận ngành quản trị

Kinh doanh là lĩnh vực mà ngày nay được rất nhiểu người lựa chọn, nó là một công việc không hề đơn giản đòi hỏi phải có bản lĩnh, sự kiên trì, dám mạo hiểm. Bên cạnh những thành công, những người làm kinh doanh hay còn gọi là doanh nhân cũng đã trải qua bao lần thất bại, nguyên nhân chủ yếu là do họ mắc sai lầm không đáng có khi đưa ra các quyết định kinh doanh.

Theo số liệu nghiên cứu của Hiệp hội tự doanh Quốc gia thì có khoảng 24% trong số những doanh nghiệp vừa và nhỏ bị thất bại trong vòng 2-3 năm đầu và hơn một nửa trong số họ (chiếm khoảng 52%) buộc phải tuyên bố đóng cửa, giải thể công ty tỏng vòng 4 năm đầu kinh doanh. Đây là con số không hề nhỏ, nó cho thấy tác hại nặng nền từ việc đưa ra quyết định sai lầm.

Xem Thêm : Bà bầu có nên ăn mãng cầu ? Các món ngon từ mãng cầu gai

Dựa vào số liệu thực tế và từ kiến thức đã được học cũng như những hiểu biết của bản thân, tỏng bài viết này, em muốn đề cập đến một số sai lầm thường gặp  nhất trong kinh doanh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và các biện pháp để giúp doanh nghiệp có thể tránh khỏi chúng.

Mặc dù đã cố gắng hết khả năng của mình nhưng do trình độ kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên không tránh khỏi có những sơ sót. Em rất mong được sự nhận xét, đánh ía, đóng góp ý kiến của các thầy để bài tập này được hoàn thành.

3. Mẫu lời mở đầu bài tiểu luận ngành kinh tế

Đầu tư phát triển là bộ phận không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế vững mạnh của các quốc gia. Đặc biệt là Việt Nam- quốc gia đang phát triển nền kinh tế vững mạnh của các quốc gia. Đặc biệt là Việt Nam – quốc gia đang phát triển cần rất nhiều vốn để phát triển tất cả các mặt của đời sống xã hội.

Từ trước đến nay, đầu tư phát triển luôn được nước ta chú trọng và đưa ra các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn dể giúp việc sử dụng nguồn vốn đầu tư hiệu quả nhất. Tuy trong quá trình thực hiện các kế hoạch còn nhiều thiếu xót tuy nhiên không thể phủ nhận nhờ có đầu tư phát triển mà nền kinh tế của nước ta đạt được những thành tựu như ngày hôm nay.

Nhận thấy được tầm quan trọng của đầu tư phát triển đối với nền kinh tế cùng với những kiến thức đã được học, em quyết định lựa chọn đề tài: “Đầu tư phát triển và vài trò của nó đối với kinh tế ở thời điểm hiện tại và trong tương lai”.

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành vẫn còn rất nhiều thiếu sót em mong nhận được sự góp ý của thầy cô để tiểu luận này được hoàn chỉnh hơn.

4. Mẫu lời mở đầu bài tiểu luận chuyên ngành Quản trị nhân sự

Hiện nay, các dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu ngày càng nhiểu nhưng có rất nhiều dự án không thành công thậm chí là chưa thi công đã thất bại. Trong đó có các dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến Hồ tiêu xuất khẩu tại Đăk Nông. Nguyên nhân chính của sự thất bại đó chính là chưa có sự xem xét, đánh giá một cách tổng quan về dự án.

Về đánh giá tính khả thi của dự án sẽ dựa trên các yếu tố như: Phân tích môi trường kinh doanh và dự báo thị trường: phân tích, đánh giá tài chính, phân tích đánh giá tổ chức quản trị và nhân sự, phân tích về kĩ thuật của dự án. Các yếu tố này phảu được phân tích một cách cẩn thận, tỉ mỉ để dự án càng chi tiết hơn. Trong các yếu tố trên thì yếu tố về tổ chức quản trị và nhân sự là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công của dự án.

Trước nhu cầu của thị trường cũng như sự ham muốn học hỏi thêm kiến thức, Tác giả đã chọn đề tài: “Phân tích đánh giá hoạt động tổ chức và nhân lực của dự án Nhà máy chế biến Hồ tiêu xuất khẩu tại Vị trí số 4, Cụm Tiểu thủ công nghiệp huyện Đăk Song, Đăk Nông”.

5. Lời mở đầu tiểu luận ngành triết học

Phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn nhân loại.

Làn sóng văn minh thứ ba đang được loài người tới một kỉ nguyên mới, mở ra bao khả năng để họ tìm ra những con đường tối ưu đi tới tương lai. Trong bối cảnh đó, sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa càng làm cho các tư tưởng tự do kiếm con đường khả quan nhất cho sự nghiệp phát triển con người Việt Nam càng dễ đi đến phủ nhận vai trò và khả năng của chủ nghĩa Mác- Lênin.

Trong thực tế, không ít người rẽ ngang đi tìm khả năng phát triển đó trong chủ nghĩa tư bản. Nhiều người trở về phục sinh và tìm sự hoàn thiện con người trong các tôn giáo và hệ tư tưởng truyền thống, con người lại “sáng tạo” ra những tư tưởng, tôn giáo mới cho “phù hợp” hơn với con người Việt Nam hiện nay. Song nhìn nhận lại một cách thật sự khách quan và khoa học sự tồn tại của chủ nghĩa Mác- Lênin trong xã hội ta, có lẽ không ai phủ nhận được vai trò ưu trội và triển vọng của nó trong sự phát triển con người.

Xem Thêm : Mặt Bằng Là Gì? Một Số Thuật Ngữ Phổ Biến Trong Xây Dựng

Trên cơ sở vận dụng khoa học và sáng tạo chủ nghĩa Mac- Lênin về con người tại hội nghị lần thứ tư của ban chấp hành trung ương khóa VII, Đảng ta đã đề ra và thông qua nghị quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là “động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa Xã hội”. Đó là “con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.”

Do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề con người, em đã chọn đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người”.

6. Lời mở đầu tiểu luận kinh tế

Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là một xu thế khách quan. Trong hơn một thập kỉ lại đây xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới có gia tăng mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển của khoa học- công nghệ sự gia tăng hàng loạt vấn đề toàn cầu như môi trường, dân số… Sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hóa kinh tế đặt ra yêu cầu khách quan đòi hỏi các quốc gia phải có chiến lược, hội nhập phù hợp vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Trong bối cảnh này không thể phát triển nếu như không mở cửa hội nhập.

Việt Nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc đẩy mạnh tham gia hội nhập và nền kinh tế thế giới và khu vực là một vấn đề quan trọng của công cuộc đổi mới. tuy nhiên, hội nhập sẽ phải đối mặt với các thách thức. Nhằm nâng cao tư duy hiểu biết về vấn đề kinh tế nên em đã chọn đề tài: “Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”.

7. Lời mở đầu tiểu luận cho đề tài: “Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp”.

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật. Quyền tự do kinh doanh và bình đẳng của các doanh nghiệp chỉ thực sự được bảo đảm trên cơ sở một hệ thống pháp luật hoàn thiện, mà trước hết là hệ thống pháp luật về tổ chức doanh nghiệp.

Trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, pháp luật kinh tế nói chung và pháp luật về các hình thức tổ chức kinh doanh nói riêng, được xây dựng trên nền tảng những đặc thù về chính trị, kinh tế – xã hội, có tính chất giải pháp tình thế, nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc do thực tiễn kinh doanh đặt ra. Các văn bản pháp luật về doanh nghiệp ngày càng được gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và hình thức văn bản. Tuy nhiên chất lượng của các văn bản này nhiều khi còn khác nhau.

Với quan điểm xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, những năm gần đây Nhà nước ta rất quan tâm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp. Việc ban hành Luật Doanh nghiệp 1999 được xem như một bước phát triển quan trọng, với những tư duy pháp lý mới trong xây dựng pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện hành về doanh nghiệp vẫn chưa đạt được mức độ hoàn thiện cần thiết, chưa đáp ứng được tốt các yêu cầu mà thực tiễn kinh doanh đang đặt ra. Những vấn đề pháp lý về tổ chức doanh nghiệp được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Nội dung của các văn bản pháp luật này bộc lộ nhiều bất cập cả về nội dung pháp lý và kỹ thuật lập pháp. Tĩnh phức tạp, mâu thuẫn, chồng chéo là những biểu hiện không hiếm thấy trong pháp luật hiện hành về doanh nghiệp. Thực tế này là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến kìm hãm sự pháp triển của hoạt động kinh doanh; tạo ra sự phân bổ các nguồn lực không hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh và tính công bằng trong môi trường kinh doanh.

Đảng và Nhà nước ta có chủ trương “Đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau…”. Trên tinh thần đó, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đưa Luật Doanh nghiệp (áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế) vào chương trình chuẩn bị xây dựng Luật của Quốc hội nhiệm kỳ khóa IX (2002 – 2007).

Pháp luật về doanh nghiệp là một nội dung quan trọng của pháp luật kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, đang được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu. Ở phạm vi và mức độ khác nhau, có một số công trình khoa học đã được công bố, đề cập đến một vài khía cạnh của pháp luật về doanh nghiệp. Từ việc đánh giá tình hình nghiên cứu pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, cho phép khẳng định, cho đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống các vẫn đề lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp nói chung, để trên cơ sở đó chỉ ra cơ sở khoa học của việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy em chọn đề tài này mong muốn tìm hiểu sâu thêm về vấn đề này ở nước ta.

Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ về tổng quan pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp. Để thực hiện được mục đích này, đề tài đã phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp; phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp nói chung và về từng loại hình doanh nghiệp nói riêng từ đó đưa ra những ưu, nhược điểm của pháp luật Việt Nam về vấn đề này; cuối cùng là đưa ra những quan điểm cá nhân về định hướng và những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Để làm rõ các về vấn đề nêu trên, đề tài này đã sử dụng rất nhiều các phươngpháp nghiên cứu khoa học khác nhau, như phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn… Các phương pháp nghiên cứu này được thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng; trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam.

Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp.

Phần mở đầu được coi là phần khó nhất của bài tiểu luận, nó đóng vai trò là cầu nối đưa người đọc từ cuộc sống của họ vào nơi phần tích của bạn. Bạn sẽ không bao giờ có cơ hội thứ hai để tạo ấn tượng đầu tiên. Đoạn mở đầu của bài tiểu luận sẽ cung cấp độc giả của bạn những ấn tượng ban đầu. Việc giới thiệu mơ hồ, không có tổ chức, đầy lỗi sẽ gây nhàm chán và tạo ra một ấn tượng tiêu cực. Mặt khác, lời mở đầu súc tích, hấp dẫn sẽ làm cho độc giả đánh giá cao về bài tiểu luận, về kỹ năng phân tích của bạn.

Nguồn: https://truonghuynhngochue.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button