Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân có phải dấu hiệu bệnh nguy hiểm?




Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân không phải là hiện tượng gì hiếm gặp nên mẹ cũng đừng quá lo lắng. Sẽ chẳng sao nếu bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường. Còn nếu kèm thêm biểu hiện sốt thì mẹ không nên xem thường. Hãy cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Video gan bàn chân bàn tay trẻ nóng

Bạn Đang Xem: Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân có phải dấu hiệu bệnh nguy hiểm?

Trẻ sốt lòng bàn tay nóng

Sốt thực chất không phải là bệnh, nó chỉ là triệu chứng của một số bệnh mà thôi. Bé dưới 3 tuổi rất hay bị sốt do nhiều nguyên nhân, cụ thể như sau:

be bi nong long ban tay va long ban chan 2 be bi nong long ban tay va long ban chan 2
  • Do các nguyên nhân thông thường: Khi bé mọc răng, do thay đổi thời tiết, bị viêm họng…thì hay bị sốt kéo dài khoảng 3 ngày. Đối với nguyên nhân này, bé sẽ không cảm thấy ốm, mệt mà vẫn rất tỉnh táo, ăn ngủ, sinh hoạt bình thường.
  • Do bệnh cụ thể: Sốt là biểu hiện của một số bệnh như viêm não, sốt rét, viêm phổi, sốt xuất huyết…Biểu hiện là bé bị sốt cao đến rất cao, người mệt mỏi, khó thở, bị co giật, chán ăn…Những lúc như thế, mẹ nên đưa bé đến viện ngay để kịp thời chữa trị vì trẻ con khả năng đề kháng kém, càng để lâu sẽ càng nguy hiểm.

Làm sao để phát hiện bé bị sốt?

Xem Thêm : Đường trung bình của tam giác là gì?

Bé bị sốt khi có biểu hiện như sau:

  • Mặt và má của bé nóng bừng lên, đỏ hoặc hơi tái.
  • Mắt không còn tinh lanh, rất lờ đờ và mệt mỏi.
  • Liên tục quấy khóc hoặc ngủ li bì.
  • Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Áp má lên trán bé thấy nóng hơn bình thường.

Đánh giá nhiệt độ sốt của bé:

  • Bé bị sốt nhẹ: Nhiệt độ từ 37,5 đến 38,5 độ C
  • Bé sốt vừa: Nhiệt độ từ 38,5 đến 39 độ C
  • Bé sốt cao: Nhiệt độ từ 39 đến 40 độ C
  • Bé sốt rất cao: Nhiệt độ hơn 40 độ C

Để đo được nhiệt độ chính xác của bé, mẹ không nên cho bé mặc quần áo quá dày, không bắt vận động nhiều trước đó và nhiệt độ trong phòng khi đó phải ở mức bình thường.

  • Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, nơi đo nhiệt độ chính xác nhất chính là ở mông. Nếu lấy nhiệt độ ở hậu môn, mẹ nhẹ nhàng đặt nhiệt kế ở vị trí này trong 1 phút, nhiệt độ ở hậu môn chính là thân nhiệt của bé.
  • Bé lớn hơn, mẹ có thể đo thân nhiệt ở nách, phải giữ nguyên nhiệt kế trong 2 phút và khi xem kết quả nên cộng thêm 0,5 độ. Nếu nhiệt độ đo được ở nách là 36,5 độ C thì nhiệt độ của bé là 37 độ C.
  • Nếu lấy thân nhiệt ở tai, mẹ nên cộng thêm 0,3 độ. Trẻ sơ sinh có ống tai hẹp nên đo nhiệt độ ở tai sẽ làm bé cảm thấy khó chịu.
  • Đo nhiệt độ tại miệng chỉ phù hợp với các bé từ 4 đến 5 tuổi.

Cách chăm sóc đúng cách khi bé bị sốt

Mẹ cần chú ý cách chăm sóc bé khi bị sốt đúng cách như sau:

  • Khi thấy bé bị sốt nhẹ (nhiệt độ cao nhất 38,5 độ) thì mẹ chưa cần đến thuốc hạ sốt vội.
  • Trước tiên, mẹ cần cởi bớt quần áo nếu bé mặc hơi nhiều. Chỉ nên cho bé mặc đồ mỏng, nhẹ, thoáng, tháo bao tay và bao chân để tránh bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Cho bé bú nhiều hơn bình thường để cung cấp thêm dinh dưỡng, tăng sức đề kháng và cấp nước. Bé đủ lớn thì có thể cho bé uống nước hoa quả. Luôn túc trực và theo dõi nhiệt độ của bé từng giờ.
  • Nếu thấy bé sốt trên 38,5 độ C, mẹ phải cho bé uống thuốc hạ nhiệt.
  • Lấy khăn lau cơ thể trẻ khô thoáng, nhất là vùng bẹn, nách, trán.
  • Tuyệt đối tránh không chườm nước lạnh hay nước đá cho bé.
  • Nếu đã dùng các biện pháp trên mà không thấy bé hạ sốt, cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế gần nhất.

Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân nhưng không sốt

Xem Thêm : Top 15 Món ăn giải nhiệt mùa hè tốt nhất cho gia đình

Dù không sốt nhưng khi thấy bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân, mẹ vẫn không tránh được cảm giác bồn chồn, lo lắng. Tuy nhiên, hiện tượng này là rất bình thường.

me phai lam sao khi be bi nong long ban tay va long ban chan me phai lam sao khi be bi nong long ban tay va long ban chan

Đây là do sự tự điều chỉnh thân nhiệt của bé chưa hoàn thiện. Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể do đặc điểm thân nhiệt của từng bé là hàn hay nhiệt.

Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân nhưng không có biểu hiện sốt, ăn ngủ và tăng cân bình thường thì mẹ không có gì để lo lắng cả. Sau khi được sinh ra, có thể do bé được mẹ ủ ấm quá nhiều, mang vớ và bao tay nên nhiệt độ lòng bàn tay, chân cao.

Nếu mẹ vẫn cảm thấy không yên tâm về việc bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân, mẹ có thể đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân chính xác bởi các bác sỹ có chuyên môn. Hãy theo dõi, ghi chú, thực hiện đúng theo lời khuyên của bác sỹ để nếu bé có bệnh thì cũng sẽ mau khỏi.

Nguồn: https://truonghuynhngochue.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button