Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống




Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tổng hợp những nội dung lý thuyết quan trọng, cùng 2 đề ôn tập học kì 2 để các em ôn thi cuối học kì 2 năm 2021 – 2022 thật tốt.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi học kì 2 cho học sinh của mình. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề cương môn Toán, ma trận, bộ đề thi học kì 2 lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống các môn. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của TH Huỳnh Ngọc Huệ:

Bạn Đang Xem: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

A. ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN ĐỌC

I. ÔN TẬP TRUYỆN

Bài

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Nội dung

Nghệ thuật

Chuyện về những người anh hùng

Thánh Gióng

Dân gian

Truyền thuyết

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.

Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho truyền thuyết.

Sơn Tinh, Thủy Tinh

Dân gian

Truyền thuyết

“Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm của nước ta và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

– Xây dựng hình tượng nhân vật dáng dấp thần linh, với nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.

– Cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.

Thế giới cổ tích

Thạch Sanh

Dân gian

Truyện cổ tích

Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện.

Thạch Sanh

Cây khế

Dân gian

Truyện cổ tích

Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học về đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả mọi người.

– Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo.

– Sử dụng chi tiết thần kì.

– Kết thúc có hậu.

Vua chích chòe

Truyện cổ Grim

Truyện cổ tích

Vua chích chòe khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương.

Truyện cổ tích có nhiều tình tiết hấp dẫn, cuốn hút, lời kể hấp dẫn, khéo léo , sử dụng biện pháp điệp cấu trúc.

Khác biệt và gần gũi

Bài tập làm văn

Rơ – nê Gô – xi – nhi và Giăng – giắc Xăng – pê

Truyện ngắn

– Trong học tập, hoạt động nhóm, trao đổi giúp đỡ nhau là điều cần thiết, tuy nhiên viết một bài TLV phải là hoạt động cá nhân, không thể hợp tác như làm những công việc khác.

– Sống trung thực, thể hiện được những suy nghĩ riêng của bản thân.

– Lời kể chuyện có giọng hài hước, vui nhộn.

– Lời đối thoại của các nhân vật có nhiều sắc thái.

II. ÔN TẬP VĂN BẢN THÔNG TIN

Bài

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Nội dung

Nghệ thuật

Chuyện về những người anh hùng

Ai ơi mồng chín tháng tư

Anh Thư

VB thông tin

– Giới thiệu về lễ hội đền Gióng. Qua đó thể hiện được nét đẹp văn hoá tâm linh và truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

– Sử dụng các phương thức thuyết minh, ngắn gọn, súc tích.

Trái đất Ngôi nhà chung

Trái đất – cái nôi của sự sống

Hồ Thanh Trang

Văn bản thông tin.

– Trái đất là cái nôi của sự sống con người phải biết bảo vệ trái đất. Bảo trái đất là bảo vệ sự sống của chính mình.

– Kêu gọi mọi người luôn phải có ý thức bảo vệ trái đất.

– Nghệ thuật vừa theo trình tự thời gian vừa theo trình tự nhân quả giữa các phần trong văn bản. Cái trước làm nảy sinh cho cái sau chúng có quan hệ ràng buộc với nhau

Các loài chung sống với nhau như thế nào?

Ngọc Phú

Văn bản thông tin.

Xem Thêm : Phân biệt thì hiện tại đơn và thì hiện tại tiếp diễn

– Văn bản đề cập đến vấn đề sự đa dạng của các loài vật trên TĐ và trật tự trong đời sống muôn loài.

– VB đã đặt ra cho con người vấn đề cần biết chung sống hài hoà với muôn loài, để bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên trên TĐ.

– Số liệu dẫn chứng phù hợp, cụ thể, lập luận rõ ràng, logic có tính thuyết phục.

– Cách mở đầu – kết thúc văn bản có sự thống nhất, hỗ trợ cho nhau tạo nên nét đặc sắc, độc đáo cho VB.

Trái đất

Ra – xun Gam – da – tốp

thơ tự do

– Tác giả thể hiện thái độ lên án với những kẻ làm hại Trái đất, đồng thời thương xót, vỗ về những đau đớn của Trái đất.

– Thể thơ tự do, các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, ẩn dụ..

III. ÔN TẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

Bài

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Nội dung

Nghệ thuật

Khác biệt và gần gũi

Xem người ta kìa

Lạc Thanh

Văn nghị luận

Bài văn “Xem người ta kìa!” bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người thân quanh mình được thành công, tài giỏi,… như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người. Vì vậy chúng ta nên hòa nhập chứ không nên hòa tan.

Lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng xác đáng cùng cách trao đổi vấn đề mở, hướng tới đối thoại với người đọc.

Hai loại khác biệt

Giong-mi Mun

Văn nghị luận

Hai loại khác biệt đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.

– Lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, cụ thể, có tính thuyết phục.

– Cách triển khai từ bằng chứng thực tế để rút ra lí lẽ giúp cho vấn đề bàn luận trở nên nhẹ nhàng, gần gũi, không mang tính chất giáo lí.

B. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT:

I. Kiến thức chung:

Bài

Kiến thức Tiếng Việt

Ví dụ

Chuyện về những người anh hùng

Dấu chấm phẩy: thường được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp.

Ví dụ:

Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh.

Khác biệt và gần gũi

Trạng ngữ: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có thể được đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu, nhưng phổ biến là ở đầu câu. Trạng ngữ được dùng để nêu thông tin về thời gian, địa điểm, mục đích, cách thức của sự việc được nói đến trong câu. Ngoài ra, trạng ngữ còn có chức năng liên kết câu trong đoạn.

Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản: Để thể hiện một ý, có thể dùng những từ ngữ khác nhau, những kiểu cấu trúc câu khác nhau. Khi tạo lập văn bản, người viết thường xuyên phải lựa chọn từ ngữ hoặc cấu trúc câu phù hợp để biểu đạt chính xác, hiệu quả nhất điều muốn nói.

Ví dụ:

Trạng ngữ:

Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, võ tận và hấp dẫn lạ lùng. (Chỉ thời gian)

Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn. (Chỉ thời gian)

Dù có ý định tốt đẹp, những người thân yêu của ta đôi lúc cũng không hẳn đúng khi ngăn cản, không để ta được sống với con người thực của mình. (Chỉ nguyên nhân)

Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản:

“ Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn”.

Từ “khuất” phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là chết như: mất, từ trần, hi sinh. vì so với từ “mất” và “chết” thì từ “khuất” thể hiện cách nói giảm, nói tránh, bớt đi sự đau đớn, buồn bã. Còn từ “hi sinh” chỉ dùng cho những người có công trạng nào đó với cộng đồng. Từ “từ trần” dùng khi người đó vừa mất, còn ở đây bà mẹ đã khuất từ nhiều năm trước nên dùng từ “khuất” là hợp lí nhất.

Trái đất Ngôi nhà chung

Nhận biết đặc điểm và chức năng văn bản:

– Căn cứ vào sự có mặt hay không có mặt của các phương tiện phi ngôn ngữ để xác định tính chất văn bản: văn bản thông thường hay văn bản đa phương thức.

– Những nhu cầu giao tiếp đa dạng dẫn đến việc hình thành nhiều loại văn bản khác nhau: văn bản thông tin, văn bản nghị luận, văn bản văn học. Có thể căn cứ vào chức năng chính mà một văn bản phải đảm nhiệm như thông tin, thuyết phục, hay thẩm mĩ để biết được văn bản thuộc loại nào

Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ:

Từ mượn là từ có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác. Tiếng Việt từng vay mượn nhiều từ của tiếng Hán và tiếng Pháp. Hiện nay, tiếng Việt có xu hướng vay mượn nhiều từ của tiếng Anh.

Trong sự tiếp xúc, giao lưu ngôn ngữ giữa các dân tộc, các ngôn ngữ thường vay mượn từ của nhau để làm giàu cho vốn từ của mình.

Nhận biết đặc điểm và chức năng văn bản:

“Trái đất – cái nôi của sự sống” là một văn bản vì có những yêu cầu sau:

– Có bố cục văn bản mạch lạc, rõ ràng.

– Là văn bản cung cấp thông tin cho người đọc về trái đất.

– Nội dung của văn bản bao gồm: vị trí của Trái đất, sự sống trên trái đất, muôn loài trên trái đất, con người trên trái đất, tình trạng trái đất và đưa ra lời kêu gọi để bảo vệ trái đất.

Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ:

Các loài động vật và thực vật thường tồn tại và phát triển thành từng quẩn xã, trong những bai-ôm khác nhau. Mỗi quần xã có thể được xem như một thế giới riêng, trong đó có sự chung sống của một số loài nhất định với số lượng cá thể hết sức khác nhau ở riêng từng loài.

Trong đoạn văn trên có nhiều từ là từ mượn, chẳng hạn: động vật, thực vật, tồn tại, bai-ôm,…

II. Luyện tập:

Phiếu bài tập số 1 (Dấu chấm phẩy)

Bài tập 1: Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong các câu sau:

a) Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi hình chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ông vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.

(Phạm Duy Tốn)

b) Cơn dông tan. Gió lặng. Cây gạo xơ xác hẳn đi, nom thương lắm. Nhưng chẳng có điều gì đáng lo cả; cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn nghị lực và sức trẻ vô tận.

(Vũ Tú Nam)

c) Tôi rất yêu những bông hoa giấy. Chúng có một đặc điểm khác nhiều loài hoa khác : Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên ; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa.

(Trần Hoài Dương)

Xem Thêm : Hướng dẫn ghi phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2022

Bài tập 2: Trong những phần trích sau đây có một số dấu chấm phẩy bị thay thế bằng dấu phẩy. Tìm dấu phẩy đã thay thế cho dấu chấm phẩy đó.

a) Cần phải nói với bạn rằng, ở xứ Prô-văng-xơ theo lệ thường, cứ đến mùa nóng bức là người ta lùa gia súc lên núi An-pơ. Vật và người sống năm sáu tháng liền trên vùng cao, ở ngoài trời, cỏ ngập đến tận bụng, rồi vừa chớm gió heo may đầu thu mà người ta xuống núi, trở về trang trại và bầy gia súc lại quay về gặm cỏ thảnh thơi trên những sườn đồi màu xám thơm nức mùi cây hương thảo.

b) Cả con đường dường như cũng rình rịch theo bước chân đi của chúng. Đi đẩu là những con cừu đực già, sừng “giương ra ” phía trước, vẻ dữ tợn, đằng sau chúng là đông đảo họ nhà cừu, nhặng cừu mẹ dáng hơi mệt mỏi, lũ cừu con chạy quẩn dưới chân, những con la đeo gù trang trí màu đỏ, mang những chiếc giỏ lắc lư như ru chúng ngủ theo nhịp bước đi, rồi đến những con chó đẫm mồ hôi, lưỡi lè sát đất và sau cùng là hai chú chăn cừu lực lưỡng khoác áo choàng bằng len thô màu đỏ hoe, dài chấm gót như chiếc áo thụng.

Đề ôn tập học kì 2 môn Văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

I. ĐỌC – HIỂU:

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó. sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.”

(SGK Ngữ văn 6, tập 2)

Câu 1: Tóm tắt sự việc nêu trong đoạn văn bằng một câu văn?

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 3: Tìm các cụm danh từ trong đoạn văn trên?

Câu 4: Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì: “ Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

II. THỰC HÀNH VIẾT:

Câu 1: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, ai là người chiến thắng? Chiến thắng đó có ý nghĩa gì?

Câu 2: Đóng vai Lý Thông kể lại truyện Thạch Sanh.

Hướng dẫn làm bài

Phần Nội dung Điểm

Đọc hiểu

Câu 1 (0,75đ) : Tóm tắt: Giặc đến chân núi Trâu, cũng là lúc sứ giả đến, Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ nhảy lên mình ngựa xông ra chiến trường diệt giặc.

Câu 2 (0,5đ): Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là tự sự và miêu tả.

Câu 3 (0,75đ): Các cụm danh từ trong đoạn văn trên: Vừa lúc đó, một tráng sĩ, mấy tiếng vang dội.

Câu 4 (1,0đ): Chi tiết: “ Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Ý nghĩa của chi tiết trên:

– Áo giáp sắt của nhân dân làm cho để Gióng đánh giặc, nay đánh giặc xong trả lại cho nhân dân, vô tư không chút bụi trần,

– Thánh gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ chối mọi phần thường, chiến công để lại cho nhân dân,

– Gióng sinh ra cũng phi thường khi đi cũng phi thường (bay lên trời).

– Gióng bất tử cùng sông núi, bất tử trong lòng nhân dân.

0,75

0,5

0,75

1,0

Thực hành viết

Câu 1 (2đ):

Ý nghĩa của chi tiết: “Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời:

– Áo giáp sắt của nhân dân làm cho để Gióng đánh giặc, nay đánh giặc xong trả lại cho nhân dân, vô tư không chút bụi trần,

– Thánh gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ chối mọi phần thường, chiến công để lại cho nhân dân,

– Gióng sinh ra cũng phi thường khi đi cũng phi thường (bay lên trời).

– Gióng bất tử cùng sông núi, bất tử trong lòng nhân dân.

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 2 (5đ):

– Về hình thức: bài văn cần có 3 phần rõ ràng mở bài, thân bài và kết bài.

– Về nội dung:

a. Mở bài:

– Lý Thông tự giới thiệu về mình (trước đây là người nhưng hiện giờ đang là một con bọ hung xấu xí).

– Gợi ra nguyên nhân dẫn đến bi kịch của mình.

b. Thân bài:

– Lý Thông gặp Thạch Sanh, những toan tính của Lý Thông và việc hai người kết nghĩa, lời thề của Lý Thông.

– Chuyện Thạch Sanh ở nhà Lý Thông: dốc sức làm việc cho mẹ con Lý Thông.

– Chuyện con chằn tinh trong vùng và những mưu toan của Lý Thông dẫn đến hành động lừa Thạch Sanh đi canh miếu.

– Chuyện Lý Thông và mẹ đang ngủ thì Thạch Sanh về gọi cửa – tâm trạng sợ sệt hốt hoảng tưởng hồn Thạch Sanh về đòi mạng chuyển sang những toan tính rất nhanh khi biết Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh dẫn đến hành động lừa Thạch Sanh bỏ đi.

– Chuyện Lý Thông đem đầu mãng xà đi lãnh thưởng, được hưởng vinh hoa phú quý; những suy nghĩ của Lý Thông về Thạch Sanh (ngu ngốc).

– Chuyện công chúa bị đại bàng bắt đi, Lý Thông phải tìm công chúa, tâm trạng và suy nghĩ của Lý Thông dẫn đến kế tìm Thạch Sanh.

– Chuyện Thạch Sanh tìm và cứu được công chúa; Lý Thông lấp cửa hang hãm hại Thạch Sanh cướp công cứu công chúa rồi được lãnh thưởng; công chúa bị câm.

– Nhận được tin Thạch Sanh bị bắt giam vì tội ăn trộm vàng bạc, Lý Thông vừa kinh ngạc (vì Thạch Sanh còn sống) vừa vui mừng (vì Thạch Sanh bị khép vào trọng tội).

– Chuyện Thạch Sanh được tiếng đàn minh oan, công chúa nói được; Lý Thông bị trừng phạt đúng như lời thề năm xưa.

– Thạch Sanh lấy công chúa, được làm vua và hưởng hạnh phúc lâu bền.

c. Kết bài:

Những suy nghĩ về tình cảm anh em, về triết lí “ác giả ác báo” của nhân dân ta.

0,25

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,25

0,25

0,25

0,5

…..

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Nguồn: https://truonghuynhngochue.edu.vn
Danh mục: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button